“Trước khi xả ra đại dương, nước được sơ bộ làm sạch đến nồng độ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bức xạ được chấp nhận, hoặc nước được pha loãng. Ví dụ, trong trường hợp của tritium, khi việc tinh chế là không thể làm được. Nghĩa là nước được tinh chế hoặc pha loãng đến nồng độ khiến cho mức độ hạt nhân phóng xạ trở nên hoàn toàn an toàn.”
Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Những nghiên cứu trước đây
“Vào thời điểm đó, nồng độ iốt và đồng vị phóng xạ Caesium tăng lên rõ rệt đã được phát hiện trong không khí phía trên Vladivostok và trong nước của Vịnh Peter Đại đế hai tuần sau vụ tai nạn, điều này được giải thích là do sự vận chuyển khí quyển quanh hành tinh. Một phần của các hạt nhân phóng xạ đi vào Biển Nhật Bản từ các con sông. Nhưng phần lớn đã bị dòng hải lưu giữ lại và đưa về phía đông. Các khu vực nước gần nhất của Nga là khu vực quần đảo Kuril. Sử dụng các mô hình toán học, chúng tôi đã xây dựng các sơ đồ dự đoán về sự phân bố của các vùng nước giàu hạt nhân phóng xạ và thấy rằng chúng tập trung ở các vùng xoáy của đại dương, do quá trình pha trộn của mùa đông, các vùng nước này di chuyển từ bề mặt xuống các lớp bên dưới và được mang theo bởi các dòng hải lưu. Những dòng xoáy như vậy thường xuyên di chuyển từ Nhật Bản đến quần đảo Kuril và có thể mang theo nước này”.
“Đúng là ở các khu vực thuộc một số vùng xoáy phía đông Nhật Bản có phát hiện ra nồng độ cao của các đồng vị tritium và caesium. Ở khu vực Kuril, cũng như ở Biển Okhotsk và Biển Nhật Bản, không quan sát thấy hàm lượng hạt nhân phóng xạ tăng cao. Vào thời điểm đó, các xoáy nước nhanh chóng sụp đổ, và vùng nước được làm giàu bằng Caesium lan rộng trong vòng tuần hoàn đại dương đến bờ biển Châu Mỹ, sau đó đến phía bắc và phía đông với các dòng hải lưu Alaska và Aleutian, và một lần nữa đến bờ biển Nga. Nhưng tất nhiên, nồng độ của các hạt nhân phóng xạ đã ở mức không đáng kể và không gây nguy hiểm gì.”