Australia muốn AUKUS giúp tạo lập và thành trung tâm của «NATO mini» ở châu Á

MATXCƠVA (Sputnik) - Với sự xúi giục và hỗ trợ của Hoa Kỳ, Australia đang ráo riết nỗ lực sắm vai quan trọng trong khu vực và muốn sử dụng hệ thống AUKUS để từng bước xây dựng mô hình «NATO mini» ở châu Á, trong đó vị trí trung tâm sẽ thuộc về Canberra.
Sputnik
Đó là tuyên bố do ông Gia Minh chuyên viên từ Viện Nghiên cứu Tài chính «Trùng Dương» thuộc CHND Trung Hoa nêu ra với Sputnik.
«Australia và Hoa Kỳ đã công bố ý định thành lập trung tâm tình báo hỗn hợp vào năm 2024, trung tâm này sẽ thúc đẩy phát triển khả năng các chiến dịch chung của Australia và Hoa Kỳ trong việc phân tích và chia sẻ thông tin tình báo, cũng như đối phó với những rủi ro an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thực ra bản chất của việc tạo lập trung tâm này là tăng cường ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan», - ông Gia Minh tuyên bố.
Ông lưu ý rằng, xét theo kết quả phân tích tình hình thì «với sự xúi giục và hỗ trợ của Hoa Kỳ, Australia đang rấo riết cố gắng sắm vai quan trọng trong khu vực và sử dụng hệ thống AUKUS để từng bước xây dựng hình mẫu NATO thu nhỏ ở châu Á với vai trò trung tâm của Canberra».
Chuyên gia không loại trừ khả năng Australia sau này sẽ từ bỏ AUKUS

Từ dựa vào Anh quay sang cầu cạnh Hoa Kỳ

Theo góc độ quan điểm của chính Australia, rõ ràng Canberra luôn cảm thấy thiếu an toàn, - chuyên gia nhận xét. Ví dụ, trong Thế chiến II Australia hoàn toàn trông cậy vào Vương quốc Anh, nhưng sau khi bắt đầu cuộc chiến trên Thái Bình Dương, nước này đối mặt với mối đe dọa từ sức mạnh quân sự của Nhật Bản, mà khi đó Vương quốc Anh không thể hỗ trợ hiệu quả, buộc Australia phải rút quân. từ châu Âu về và quay sang Hoa Kỳ để cầu cạnh đảm bảo an ninh.
Chuyên gia Trung Quốc nói thêm rằng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Australia vẫn ổn định cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
«Khi sức mạnh của Trung Quốc gia tăng, có ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và các quốc đảo, Australia lại bắt đầu cảm thấy sức ép lớn từ phía các thế lực bên ngoài, do đó cố gắng củng cố sức mạnh quân sự và hợp tác ngoài lãnh thổ đã trở nên không thể tránh khỏi», - nhà phân tích nói.
Theo lời ông, đường lối của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhằm hợp tác với các đồng minh trong cuộc chiến chống Trung Quốc buộc Washington phải đồng ý để Australia tiếp tục mở rộng sức mạnh quân sự và tham gia vào các vấn đề khu vực. Có thể nói, đây là kết quả tất yếu của chiến lược và chính sách mà Hoa Kỳ và Australia áp dụng trong quan hệ với Trung Quốc.
Số quốc gia bày tỏ quan ngại về AUKUS ngày càng tăng

Thậm chí phản tác dụng

«Xuất phát từ tình hình hiện tại, việc mở rộng AUKUS trong thời gian ngắn là không thực tế, cụ thể, New Zealand đã làm rõ rằng hiện tại họ sẽ không tham gia hiệp hội. Và mặc dù các quốc đảo khác ở Thái bình dương đang đối mặt với việc vận động hành lang và lôi kéo từ phía Hoa kỳ và các nước khác, tuy nhiên, tuân theo quan điểm lợi ích cá nhân, chính sách đối ngoại khả thi nhất vẫn là mong muốn duy trì quan hệ thương mại-kinh tế với Trung quốc và Hoa Kỳ, chứ không tham gia bất kỳ tổ chức phòng thủ quân sự khu vực nào», - ông Gia Minh nêu ý kiến.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng «việc Australia cố gắng đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu AUKUS sẽ chỉ khiến các nước châu Á thấy cần thận trọng và không tin tưởng vào hành động và mục tiêu của Canberra, như vậy hoá ra không phải là lựa chọn khôn ngoan và hợp lý nhất đối với Australia khi nước này đang ráo riết tìm cách hội nhập vào khu vực Châu Á-Thái bình dương và đạt tới tương tác khu vực».
Thảo luận