Trong số những gã khổng lồ ngân hàng theo dự đoán sẽ bị hạ bậc có tên Bank of New York Mellon, US Bancorp, State Street và Truist Financial (TFC.N). Moody's lưu ý rằng kết quả của nhiều nhà tổ chức tín dụng trong quý II "cho thấy áp lực ngày càng tăng đối với lợi nhuận, sẽ làm giảm khả năng tạo ra vốn tư bản trong nước của họ".
Ngoài những nguyên nhân khác, điều này được cho là do "cuộc suy thoái vừa phải" dự kiến xảy ra vào đầu năm 2024 tại Hoa Kỳ. Cơ quan này cảnh báo rằng cũng có thể hạ bậc tín nhiệm của các ngân hàng khác, lưu ý rằng độ bền vững tín dụng của ngành chắc hẳn sẽ bị thử thách bởi rủi ro tài trợ và khả năng sinh lời thấp hơn.
Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ 2008
Sau khi một số tổ chức đầu tư lớn (Silicon Valley Bank, First Republic Bank và các tổ chức khác) sụp đổ, ngành ngân hàng Hoa Kỳ có thể phải đối mặt với làn sóng sáp nhập và mua lại mới của các cấu trúc tài chính vốn hóa trung bình, CNBC đưa tin với tham chiếu đến các nhà phân tích trong ngành.
Như CNBC viết, lĩnh vực ngân hàng Mỹ đang ở "trên bờ vực của một cơn địa chấn". Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hình thành giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Trong số những nguyên nhân cchủ chốt là tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ của Hệ thống Dự trữ Liên bang, tăng lãi suất cơ bản, khủng hoảng nợ trong phân khúc bất động sản thương mại và nhiều vấn đề khác.
Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng có thể mong đợi chuyển đổi quan trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong vài năm tới, phần lớn trong số 4672 tổ chức tín dụng địa phương sẽ buộc phải chịu sự kiểm soát của các ngân hàng có vốn lớn hơn. Điều này có thể xảy ra cả bằng phương pháp thị trường và với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý.