Những hạn chế mới của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa ký một sắc lệnh chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ Thương mại giám sát đầu tư vào một số lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là đầu tư vào các công ty liên quan đến vi điện tử, điện toán lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Sputnik
Quyết định trên được thúc đẩy bởi lợi ích an ninh quốc gia. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Phó Giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh Gong Honglie, đã tiết lộ lý do thực sự của những quyết định này, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao với những hạn chế được áp đặt.
Nhà Trắng lưu ý rằng các hạn chế đầu tư áp dụng cho các lĩnh vực "liên quan đến các công nghệ nhạy cảm quan trọng đối với an ninh quốc gia". Ví dụ, chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và trí tuệ nhân tạo.

Trung Quốc là một quốc gia đáng lo ngại

Trong phần phụ lục của nghị định, CHND Trung Hoa được nêu tên là một quốc gia "đáng lo ngại".
Các phương tiện truyền thông Mỹ, trích dẫn các quan chức, chỉ ra rằng những hạn chế mới được đưa ra "không phải nhằm làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc." Như đã lưu ý, đây chỉ là bổ sung cho các biện pháp được đưa ra vào năm ngoái để kiểm soát việc xuất khẩu chip máy tính tiên tiến sang Trung Quốc.
Bình luận về quyết định mới của chính quyền Biden, đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói với Sputnik rằng Trung Quốc vô cùng thất vọng với những hạn chế đầu tư mới nhất của Mỹ và nhận thấy Mỹ đang tuân thủ chính sách phân định nền kinh tế của hai nước. Cần lưu ý rằng sắc lệnh này ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh, phá hủy trật tự kinh tế và thương mại quốc tế, đồng thời làm suy yếu nghiêm trọng an ninh của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với quyết định của mình, Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng, trật tự kinh tế và thương mại quốc tế, phá hoại nghiêm trọng sự ổn định của chuỗi sản xuất toàn cầu, gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và của chính nước Mỹ.
Dưới vỏ bọc an ninh quốc gia, Hoa Kỳ hạn chế đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc và tham gia vào chính trị hóa. Mục tiêu thực sự của họ là tước bỏ quyền phát triển của Trung Quốc và duy trì quyền bá chủ cũng như các lợi ích của mình.
Mỹ hạn chế đầu tư vào công ty công nghệ cao Trung Quốc
Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng biến kinh tế thành vũ khí.
Phó Giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh Gong Hongle, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, lưu ý rằng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chính quyền Biden đã chính trị hóa thương mại song phương bình thường, chuyển từ bình diện thương mại sang thành vấn đề an ninh quốc gia.

“Trong tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chính quyền Biden đã quyết định chính trị hóa thương mại song phương thông thường, đưa sang thuộc danh mục các vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, do quan hệ kinh tế thương mại sâu rộng và chặt chẽ giữa hai nước, không thể kéo tất cả quan hệ kinh tế thương mại vào vấn đề an ninh. Vì vậy, Hoa Kỳ đã nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như buôn bán vũ khí. Lần này, chính quyền Biden đã mở rộng hơn nữa phạm vi hạn chế đầu tư vào Trung Quốc để bao gồm chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ nhạy cảm khác được coi là quan trọng.”

Hậu quả của chính sách trừng phạt của Mỹ

Gong Hongle tin rằng chính sách trừng phạt của Washington khó có thể dẫn đến sự đổ vỡ hoàn toàn trong quan hệ, vì không bên nào muốn xảy ra điều này.

“Rất ít khả năng quan hệ song phương sẽ bị cắt đứt hoàn toàn, điều này không có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, trong khuôn khổ quan điểm chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, chính quyền Biden sẽ liên tục thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Ngày nay, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ kinh tế và sự hợp tác sẽ tiếp tục trong tương lai. Khả năng xảy ra những thay đổi lớn sau khi luật này được ký kết là rất nhỏ, mặc dù vẫn sẽ để lại dấu ấn nhất định trong sự hợp tác giữa các quốc gia”, - chuyên gia này tin tưởng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Tách nền kinh tế Mỹ khỏi kinh tế Trung Quốc là thảm họa
Theo ông Gong Hongle, những quyết định đơn phương như vậy khó có thể tác động nghiêm trọng đến quan hệ kinh tế thực sự của các quốc gia.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Trung Quốc bảo lưu quyền hành động để đáp trả các hạn chế đầu tư mới nhất của Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn hy vọng rằng Washington sẽ tôn trọng quy luật của nền kinh tế thị trường và các nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
Thảo luận