"Cairo cố gắng nhịp bước với những thay đổi toàn cầu về địa chính trị, bởi sự chậm trễ trong những vấn đề như vậy có thể rất đắt giá. Phần lớn là do những xu thế chính trị kéo theo các xu hướng kinh tế: như có thể thấy, Ai Cập đã nhanh chóng bắt kịp xu thế từ bỏ đồng USD. Do đó, xin gia nhập BRICS ngay tại hội nghị thượng đỉnh gần nhất là động thái hoàn toàn hợp lý. Đối với Cairo, BRICS là ô cửa mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn", - chuyên gia nói.
"Chúng tôi biết rằng có số lượng khá lớn các nước đã nộp đơn đăng ký làm thành viên hoặc chuẩn bị làm như vậy trong tương lai rất gần. Và dĩ nhiên trước mắt không phải tất cả đều được xem xét và phê duyệt. Nhưng các nhà ngoại giao Ai Cập cho rằng Cairo có bộ hồ sơ đẹp, tạo mọi cơ hội để được làm thành viên đủ quyền của BRICS trong khoảng thời gian sắp tới", - ông Nourkhan Al-Sheikh nhận xét.
Sự quan tâm tới BRICS càng mạnh
"Trong hơn 50 năm qua Cairo cố gắng xây dựng quan hệ bình đẳng với các nước phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ, và chẳng thu được kết quả gì hữu ích. Hệ thống tư bản chủ nghĩa chỉ nuốt trọn các nước mà không để ai quay trở lại. Tình thế tài chính khó khăn của Ai Cập hôm nay chỉ càng khẳng định luận điểm của tôi - đã đến lúc phải điều chỉnh thực trạng đất nước chúng ta. Ngân hàng Mới Phát triển BRICS đã trở thành đối thủ cạnh tranh chính thức của Ngân hàng Thế giới và IMF - và hợp tác với nó sẽ an toàn hơn nhiều, bởi Ngân hàng Mới không phân phối các khoản vay khiến các nước gần như trở thành nô lệ phụ thuộc vào đồng USD. Và càng nhiều nước đang phát triển hiểu ra điều này, thì mức độ phổ biến của Ngân hàng BRICS sẽ càng cao - đó là thực tế hiển nhiên", - chuyên gia kết luận.