Tài liệu cho biết:
“Hàng trăm nghìn người bị các nhóm tội phạm có tổ chức buộc phải tham gia vào các hoạt động tội phạm trực tuyến ở Đông Nam Á, từ lừa đảo đầu tư lãng mạn và lừa đảo tiền điện tử đến cờ bạc bất hợp pháp”.
Tổ chức này ước tính khoảng 120.000 người ở Myanmar, 100.000 người ở Campuchia và ít nhất hàng chục nghìn người ở Lào, Philippines và Thái Lan bị buộc phải tham gia vào hoạt động tội phạm này, điều này cũng khiến họ trở thành nạn nhân.
“Những nạn nhân này phải đối mặt với một loạt hành vi vi phạm và lạm dụng nghiêm trọng, bao gồm cả các mối đe dọa đối với sự an toàn của họ; nhiều người đã bị tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị trừng phạt, hạ nhục, giam giữ tùy tiện, chịu bạo lực tình dục, lao động cưỡng bức và các hành vi vi phạm nhân quyền khác”, - Ủy ban nhân quyền LHQ nhấn mạnh.
Theo Liên Hợp Quốc, các trung tâm lừa đảo trong khu vực mang về hàng tỷ USD mỗi năm và hoạt động tội phạm này đã gia tăng đáng kể kể từ cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, đặc biệt là do các sòng bạc đóng cửa.
"Hầu hết những người liên quan đến tội phạm trực tuyến là nam giới, mặc dù trong số nạn nhân cũng có phụ nữ và thanh thiếu niên. Hầu hết họ không phải là công dân của các quốc gia nơi diễn ra nạn buôn người. Nhiều người trong số các nạn nhân được học hành tử tế, đôi khi làm việc theo đúng chuyên ngành hoặc có trình độ đại học, thậm chí là nghiên cứu sinh, biết sử dụng máy tính và vài ngoại ngữ khác nhau”, - báo cáo cho biết.