“Rút ruột” đạn chùm bằng cách nào?
Trong đoạn video do các binh sĩ thuộc lữ đoàn tấn công riêng biệt số 92 "Achilles" của Ukraina ghi lại, theo chú thích trong phụ đề, họ đang tháo dỡ đạn chùm M483A1 hoặc M864. “Đạn mẹ” đầu tiên chứa 88 quả đạn con, loại thứ hai – 72 quả.
Những loại đạn này chứa đầy hai loại băng đạn: M42 với đầu nổ lõm xuyên giáp (HEAT), và M46 có đầu nổ lõm xuyên giáp với phần vỏ kim loại có thể vỡ vụn thành nhiều mảnh và bắn ra xung quanh với tốc độ cực cao khi đầu đạn chính phát nổ. Cả hai loại đều thuộc cái gọi là PICM - loại đạn lưỡng dụng thông thường cải tiến, nghĩa là chúng được điều chỉnh để phá hủy thiết bị quân sự và tiêu diệt bộ binh.
Sau khi cưa phần đầu của đạn, họ lấy băng đạn ra khỏi nó. Sau đó, họ trình diễn cách đưa chúng vào tình trạng hoạt động và đưa trở lại vị trí an toàn.
Như ấn bản The Drive của Mỹ lưu ý, những loại đạn này là một thứ rất thất thường, vì vậy những thao tác như vậy với chúng có thể nguy hiểm tính mạng.
Biện pháp tạm thời
Việc chuyển giao những quả đạn chùm đầu tiên do Mỹ sản xuất cho Lực lượng Vũ trang Ukraina chính thức được công bố cách đây một tháng. Đồng thời, quân đội Nga ngoài chiến trường cho biết: Kiev đã sử dụng chúng, ít nhất là ngay từ đầu cuộc phản công, bắt đầu từ tháng 6.
Theo quy định, những quả bom như vậy được sử dụng để tiêu diệt bộ binh trên chiến trường rộng. Nhưng điều xảy ra là các băng đạn không phát nổ ngay lập tức, chúng nằm trên mặt đất trong một thời gian dài và thậm chí nhiều năm sau đó gây ra mối đe dọa cho dân thường.
Washington đã sử dụng những vũ khí này trong mọi cuộc xung đột lớn kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Nhưng việc sản xuất đạn chùm đã dừng lại vào năm 2016. Theo đánh giá của Human Rights Watch, 4,7 triệu đạn và bom chùm chứa hơn 500 triệu phần tử phụ vẫn còn trong kho vũ khí của Lầu Năm Góc.
Thất bại ở mặt trận và tình trạng thiếu đạn pháo thông thường đã thúc đẩy Washington chuyển giao số vũ khí này cho Kiev. Nhà Trắng gọi động thái này là biện pháp tạm thời - trong khi tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ đang tăng cường năng lực sản xuất. Tiến độ dự kiến chờ đợi vào mùa xuân tới.
Sử dụng với mục đích khác
Tuy nhiên, hóa ra, quân đội Ukraina không chỉ sử dụng chúng để thay thế đạn pháo mà còn sử dụng lõi của chúng làm đạn cho máy bay không người lái - đây là lý do tại sao những thao tác với đạn pháo mạo hiểm như vậy được thực hiện trên video.
Trong cảnh quay, các binh sĩ trình diễn cách lắp chúng vào máy bay không người lái, đặt chúng trong tình trạng sẵng sàng phát nổ và đặt chúng trở lại tình trạng an toàn tạm thời. Đạn con được thiết kế để rơi tự do vào mục tiêu nên chúng có tính năng ổn định và không cần sửa đổi thêm.
Như The Drive lư ý, ứng dụng như vậy có thể nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng. Đồng thời, loại đạn không được sản xuất trong 7 năm có thể cực kỳ không ổn định và những nỗ lực tháo rời nó có thể thành nguyên nhân gây ra tổn thất mới cho quân đội Ukraina.