Biển Đông

Tấm bản đồ xấu xí của Trung Quốc làm Việt Nam tức giận

Việt Nam vừa lên tiếng trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo cả Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Sputnik
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, bản đồ mới "tiêu chuẩn" của Trung Quốc (có đường lưỡi bò hay đường chín đoạn) là "vô giá trị".
Tấm bản đồ đường lưỡi bò mới xấu xí của Trung Quốc ẵm gọn Hoàng Sa, Trường Sa gây làn sóng phản đối dữ dội không chỉ với Việt Nam. Bắc Kinh, trên thực tế, còn chọc giận một loạt các quốc gia láng giềng.

Việt Nam phản đối bản đồ đường lưỡi bò mới của Trung Quốc

Việt Nam chính thức phản đối bản đồ đường lưỡi bò mới của Trung Quốc khi cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị Bắc Kinh chiếm trọn.
Như Sputnik đưa tin, ngày 28/8, Trung Quốc đã công bố bản đồ mới có chứa đường lưỡi bò (đường chín đoạn), trong đó ôm trọn và ẵm gọn hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp với nhiều nước trong đó có Việt Nam trên Biển Đông, gây phản ứng gay gắt đối với nhiều nước láng giềng.
Các nước bày tỏ sự phẫn nộ, giận dữ khi bản đồ mới do Bộ Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc công bố (hay còn gọi là bản đồ tiêu chuẩn năm 2023), cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tranh chấp lại thuộc hoàn toàn trong yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Không những thế, bản đồ này còn gồm luôn phần lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ trên dãy Himalaya, nơi binh sĩ hai bên từng giao tranh khiến nhiều người thiệt mạng hồi năm 2020.
Biển Đông
Malaysia từ chối công nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên bản đồ mới
Sau khi nhiều nước lên tiếng phản đối, đến chiều ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phát đi thông cáo báo chí liên quan đến vấn đề nhạy cảm này.
Cụ thể, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng bày tỏ quan điểm rằng, Việt Nam không chấp nhận tấm bản đồ này.

"Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường 9 đoạn, là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)", - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Nhiều nước bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

Như Sputnik đề cập, trong khu vực ASEAN, cả Malaysia và Philippines lẫn Indonesia đều đã lên tiếng phản đối bản đồ mới của Trung Quốc.
Chính quyền Philippines đã ra công hàm, đệ đơn phản đối Bắc Kinh khi Trung Quốc tiếp tục công bố chủ quyền với những hòn đảo, thực thể ở Biển Đông mà Manila cũng tuyên bố yêu sách chủ quyền.
“Chúng tôi phản đối tấm bản đồ mới của Trung Quốc và sẽ tiếp tục thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ.
Bộ Ngoại giao Malaysia gọi tấm bản đồ mà Trung Quốc vừa ban hành thể hiện rõ đường đứt đoạn bao trùm toàn bộ Biển Đông là thứ giấy lộn và không có hiệu lực ràng buộc đối với Malaysia.
Trong khi đó, Indonesia cũng bác bỏ tuyên bố chủ quyền qua tấm bản đồ mới của Trung Quốc và cho rằng, lập trường của Indonesia liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông không hề mới mà luôn được thể hiện nhất quán.
Ngoại trưởng Indonesia cũng tuyên bố, mọi việc liên quan đến lập, vẽ đường biên giới, mọi yêu sách được đưa ra trên biển đều phải tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Thực tế, căng thẳng ở Biển Đông kéo dài nhiều năm. Các nước từ Việt Nam, đến Malaysia, Philippines, Brunei đều đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ yêu sách nhằm chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc bằng cái gọi là "đường chín đoạn – đường lưỡi bò" hay kể cả tấm bản đồ mới.
Trên đất liền, Ấn Độ ra công hàm và thư ngoại giao phản đối dữ dội đối với chính quyền Trung Quốc. New Delhi không chấp nhận bản đồ mới đầy vô lý này.
Biển Đông
Philippines lên kế hoạch đưa quân dự bị tới Biển Đông
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi, Ấn Độ đã dùng kênh ngoại giao để phản đối yêu sách chủ quyền với 2 vùng lãnh thổ thuộc dãy Himalaya tranh chấp với Trung Quốc.

"Hai khu vực được thể hiện trong bản đồ là vùng Arunachal Pradesh và Aksai Chin là lãnh thổ của Ấn Độ", - New Delhi tuyên bố.

Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế

Trong thông cáo phát đi ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi công bố bản đồ tiêu chuẩn mới 2023.

"Yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị", - bà Hằng nói và chỉ rõ, tấm bản đồ cũng như mọi yêu sách về chủ quyền theo đường lưỡi bò của Bắc Kinh đã "vi phạm luật pháp quốc tế", nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam tiếp tục khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo bà Phạm Thu Hằng.
"Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn", - người phát ngôn Bộ Ngoại giao tái khẳng định.
Thảo luận