“Pistorius hôm thứ Hai nói rằng Berlin không nhất thiết phải cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Kiev chỉ vì Hoa Kỳ có thể quyết định gửi tên lửa tầm xa tới Ukraina”, - hãng này đưa tin.
Như đã lưu ý, Pistorius nói rằng “không có việc tự động hóa” trong cuộc xung đột này, đồng thời nói thêm rằng Đức vẫn chưa thể đưa ra quyết định về việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraina.
Hôm thứ Hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết Mỹ vẫn đang xem xét vấn đề cung cấp tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraina, nhưng chưa có quyết định mới nào được đưa ra về vấn đề này.
Trước đó, khi trả lời câu hỏi của người dân trong buổi mở cửa đối thoại của các cơ quan công quyền ở Berlin về việc tại sao Đức không gửi thêm viện trợ cho Ukraina và trì hoãn quyết định cung cấp tên lửa hành trình Taurus, Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng đất nước của ông đang dành cho Kiev sự hỗ trợ đáng kể nhưng không muốn để xung đột ở Ukraina leo thang thành chiến tranh giữa NATO và Nga. Hiện tại chưa có quyết định mới nào về việc cung cấp này. Ông Friedrich Merz, người đứng đầu đảng đối lập lớn nhất của Đức là Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo lên tiếng ủng hộ việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraina, nhưng nói rằng chúng nên có tầm bắn hạn chế để "chỉ có thể sử dụng vào việc bảo vệ lãnh thổ Ukraina".
Điểm tranh cãi chính liên quan đến việc cung cấp Taurus là tầm bắn 500 km của những tên lửa này. Cho đến nay Đức về cơ bản chưa cung cấp cho Kiev loại vũ khí có đặc điểm tương tự. Cộng đồng chuyên gia Đức đã thảo luận liệu tên lửa có thể được lập trình theo cách để không thể sử dụng chúng tấn công lãnh thổ Nga hay không. Theo Spiegel, vấn đề này hiện đang được Thủ tướng Scholz quan tâm, do đó có tin đang diễn ra các cuộc bàn bạc với các đại diện của ngành công nghiệp quân sự.