Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Chuyên gia: Đạn uranium nghèo không thể an toàn

Moskva (Sputnik) - Những lời của Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi về việc không gây ra hậu quả phóng xạ đáng kể từ việc sử dụng đạn dược có uranium nghèo ít nhất là thể hiện sự không chuyên nghiệp, chuyên gia an toàn sinh học Grigor Grigoryan từ Armenia nói với Sputnik.
Sputnik
Trước đó, Grossi tuyên bố không có hậu quả phóng xạ đáng kể nào từ việc sử dụng đạn uranium nghèo mà Mỹ quyết định cung cấp cho Ukraina. Grossi nhắc lại chủ đề sử dụng đạn uranium nghèo không phải là mới - trước đây chúng được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư.
"Vì trong mỗi trường hợp riêng lẻ, việc kiểm tra phải được thực hiện chứ không chỉ kiểm tra các mẫu đất, nước, thực phẩm. Các nghiên cứu lâm sàng và y sinh học cũng phải được thực hiện để xác định hàm lượng các hiện tượng còn sót lại đối với bệnh lý trong cơ thể, gồm những người sống trên lãnh thổ hoặc gần nơi những loại vũ khí này được sử dụng”, - Grigoryan lưu ý.
Chuyên gia giải thích sự nguy hiểm của đạn uranium nghèo
Chuyên gia nói thêm: “Trong bối cảnh này, tôi tin tuyên bố như vậy, nếu không nói là vội vã thì ít nhất là thể hiện thiếu chuyên nghiệp”.
Lầu Năm Góc công bố vào ngày 6 tháng 9 quyết định chuyển đạn uranium nghèo cho Ukraina như một phần của gói viện trợ quân sự mới trị giá 175 triệu USD.

Bơm vũ khí cho Ukraina

Trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga nhằm bảo vệ Donbass bắt đầu từ ngày 24/2, Washington và các đồng minh NATO tiếp tục bơm vũ khí cho Ukraina. Moskva nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài xung đột, và các chuyến hàng viện trợ vũ khí đó là mục tiêu hợp pháp để quân đội Nga tấn công.
Thảo luận