Có sự nghi ngờ về khả năng sớm hoàn thành dự án
"Theo tôi, hành lang Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu có nhiều nội dung chính trị hơn là nội dung kinh tế. Nếu hành lang kinh tế quy mô lớn này được đưa vào vận hành thì Ấn Độ và Trung Đông có thể được hưởng lợi từ đầu tư. Dự án này cũng sẽ phục vụ lợi ích của dịch vụ hậu cần trên bộ và trên biển giữa Nam và Tây Á và Châu Âu. Chúng ta chỉ có thể vui mừng về điều này. Nhưng tôi e rằng, liệu dự án có thực sự được triển khai hay không lại là một câu hỏi khác. Bởi vì Mỹ là lực lượng dẫn đầu trong mối quan hệ đối tác này. Có vẻ như Sáng kiến Vành đai và Con đường là động lực chính thúc đẩy Mỹ đề xuất dự án xây dựng hành lang này. Người Mỹ đang cố gắng sao chép mô hình này và tạo ra hành lang giao thông riêng nối châu Âu với châu Á", - chuyên gia bày tỏ.
Nỗ lực mới nhằm tạo ra phương án thay thế cho Vành đai và Con đường
"IMEC sẽ không làm giảm lưu lượng hàng hóa Trung Quốc đến Trung Đông và Châu Âu, cũng như không trở thành một sự thay thế cho hàng hóa Trung Quốc, ít nhất là vì Ấn Độ không có hàng hóa với số lượng lớn như vậy để xuất khẩu sang Châu Âu. Nền kinh tế của nước này có mối liên hệ khá yếu với nền kinh tế thế giới", - chuyên gia Alexey Kupriyanov lưu ý.
"Hoa Kỳ nhận ra rằng khu vực này đang tuột khỏi tầm tay, vì thế họ đang đang dốc toàn lực để giữ nó trong quỹ đạo của mình. Trên thực tế, IMEC là một sáng kiến của Mỹ nhằm lợi dụng ý muốn của Ấn Độ. Đằng sau dự án này là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tạo ra một cộng đồng các quốc gia vì lợi ích riêng của mình, bao gồm cả những nỗ lực nhằm gây chia rẽ giữa các quốc gia BRICS và gây chia rẽ giữa Trung Quốc và Ấn Độ để duy trì ảnh hưởng của mình. Khác với các trường hợp khi Hoa Kỳ thành lập những khối chính trị-quân sự cổ điển, dự án IMEC không nhằm mục đích chống lại các quốc gia khác. Tuy nhiên, khác với Sáng kiến Vành đai và Con đường, IMEC không thúc đẩy các nước khác hợp tác với dự án mà hướng tới sự tự chủ và có tính khép kín nhất định của những nước tham gia, đó là một trong những dấu hiệu của tư duy khối", - ông Mikhail Belyaev nói.
"Hoa Kỳ sẽ cố gắng sử dụng dự án này để giành lại ảnh hưởng ở Ả Rập Saudi, nơi vị thế của Mỹ đã suy yếu rõ rệt. Nhưng cả Ả Rập Saudi và UAE đều liên kết sự phát triển của họ với phương Đông, đặc biệt là với Trung Quốc. Vì vậy, nếu họ tham gia vào các trò chơi chính trị, điều đó có nghĩa là họ phải lại tự nhốt mình vào Hoa Kỳ, mà điều đó sẽ ngăn cản họ tận dụng cơ hội phát triển thông qua hợp tác với Trung Quốc và BRICS. Và con đường quay trở lại sự phụ thuộc vào phương Tây là một ngõ cụt và tai hại đối với họ".