Viện trưởng Lê Minh Trí: “Xử anh em đau lòng lắm”

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, vụ án Vạn Thịnh Phát có liên quan đến cả ngân hàng, chứng khoán, thẩm định giá, công chứng và phát hành trái phiếu.
Sputnik
Trong khi đó, các vụ án đặc biệt lớn như Việt Á, AIC, chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2 có làm hay không và làm như thế nào là một vấn đề. Theo ông Trí, áp lực các vụ án gần đây rất lớn và quy mô, tính chất có nhiều vấn đề rất mới, phức tạp.

Vụ Vạn Thịnh Phát liên quan ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu

Sáng 13/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.
Tại phiên làm việc, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng nghe các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.
Trình bày báo cáo tại phiên họp, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, cứ khi kinh tế phát triển thì tội phạm cũng phát triển cả về tính chất, thủ đoạn, để có được nguồn thu bất chính. Các tranh chấp (đặc biệt là tranh chấp đất đai) theo đó cũng tăng lên.
Từ vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Nhà nước cấm ngân hàng ép nhân viên bán trái phiếu
Nói về thực trạng “tội tham nhũng rất phức tạp”, Viện trưởng Lê Minh Trí dẫn chứng, riêng năm 2022, đầu năm 2023, đã thụ lý những vụ án quy mô lớn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó về quy mô, “tính chất phức tạp, chưa có tiền lệ”.
Dẫn ra vụ án Vạn Thịnh Phát (của bà Trương Mỹ Lan – PV), Viện trưởng Trí cho hay vụ này liên quan đến cả “ngân hàng, chứng khoán, rồi liên quan đến thẩm định giá, công chứng, kể cả việc phát hành trái phiếu”, ảnh hưởng đến cả nguồn lực quốc gia, tài sản thế chấp tại các nhà băng.

Vụ AIC, chuyến bay giải cứu

Ông Lê Minh Trí lưu ý, việc các cơ quan bị hút vào vụ án lớn “rất mất sức”, cùng với đó là phải đảm bảo tiến độ của Ban Chỉ đạo Trung ương giao để đưa ra truy tố, xét xử.
“Có những vụ án, thậm chí 12 giờ đêm vẫn phải họp nếu thấy cần thiết”, - Viện trưởng nói và dẫn chứng như vụ Việt Á đã đưa ra xét xử.
Đối với vụ AIC (liên quan bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn), Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết hiện đã xét xử một vài nơi, “tới đây truy tố, xét xử tiếp”.
“Còn vụ “chuyến bay giải cứu” đã xử rồi, giai đoạn 2 có làm không, làm như thế nào cũng là một vấn đề”, - ông Lê Minh Trí chia sẻ.
Cũng theo ông Trí, trong yêu cầu chống oan sai, cần phải đưa ra con số nào đó và phải kiểm soát, không để vượt ngưỡng đó.
“Trong 8, 9 năm làm viện trưởng, tôi muốn phấn đấu con số tuyệt đối thử một lần, nhưng không làm được”, - ông Trí chia sẻ.
Vụ ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn đến TP.HCM
Lãnh đạo VKSND Tối cao bày tỏ, áp lực các vụ án gần đây rất lớn và quy mô, tính chất có nhiều vấn đề rất mới trong quá trình điều tra, chứng minh tội phạm.
“Nhiều vụ án đến giờ này mới chỉ tách ra để xác định một số hành vi, vi phạm và tiếp tục phải phân tách để điều tra chứ làm hết ngay thì làm không nổi. Các vụ án này quy mô rất lớn, tài sản rất lớn, trên rất nhiều lĩnh vực”, - ông Trí lý giải.

Ngày nào Luật Đất đai chưa sửa và sửa chưa xong thì khởi kiện vẫn còn

Theo Viện trưởng Lê Minh Trí, còn một tồn tại, trì trệ khác liên quan giám định, định giá chưa được cải thiện.
Vấn đề này, ông đã giải trình một số lần với Quốc hội, đại biểu Quốc hội về việc luật hiện nay chưa quy định thời hạn cho định giá, giám định nhưng thời hạn điều tra thì có, từ đó gây ra mâu thuẫn. Tình trạng này cũng có thể trở thành chỗ tránh né, thậm chí cơ quan tố tụng cũng phải "bó tay" trong một số trường hợp.
“Nếu đối tượng chạy cơ quan giám định, định giá sẽ như thế nào? Đây là thách thức phải vượt qua”, - ông Lê Minh Trí lưu ý.
Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, quy định pháp luật cần đảm bảo chế độ, chính sách cho người làm định giá, giám định nhưng có chế tài trách nhiệm về thời gian, trách nhiệm trước pháp luật. Bởi đây là khâu rất quan trọng trong tố tụng.
Ông Lê Minh Trí cũng phân tích, nhiều vướng mắc (chiếm 70-80%) trong án hành chính liên quan đất đai.
Cơn uất nghẹn lịch sử trái phiếu Vạn Thịnh Phát-SCB và động thái nóng của Chính phủ
“Ngày nào Luật Đất đai chưa sửa và sửa chưa đạt thì cơ sở của khởi kiện hành chính vẫn tiếp tục phức tạp”, - ông Trí nêu thẳng.
Đó là chưa kể những khó khăn về quy định liên quan đối thoại để giải quyết khiếu kiện vì giả dụ như ở “TP.HCM bảo Chủ tịch đi đối thoại thì không làm được việc gì khác”.
Trong năm 2023, theo lãnh đạo VKSND Tối cao, với các loại tội phạm cần tập trung kiểm soát vẫn kiểm soát được. Điển hình như cướp, giết, hiếp, ma túy, tội phạm mạng, lừa đảo, đánh bạc trên mạng, các hoạt động khác trên không gian mạng hay tài chính, ngân hàng, chứng khoán, y tế, giáo dục, đầu tư công, liên quan đất đai... đều đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và khiếu nại, tố cáo về hành chính.

Xử anh em thì đau lòng lắm

Một vấn đề khác cần quan tâm là giữa yêu cầu chống oan sai, chống lọt, phải chấp nhận một con số nhưng con số không được vượt ngưỡng và theo ông Trí “chúng ta phải kiểm soát được”.
Ông cũng đánh giá thực tế không có "con số zero" nhưng với thực trạng chung thì phải chọn con số nào để phù hợp.
“Tôi rượt mạnh cái này thì buông cái kia, buông cái này thì lọt. Mặc dù chúng ta không muốn xảy ra oan sai, vì chỉ một trường hợp cũng đau khổ lắm. Nhưng ngược lại, trong cuộc đấu tranh này, nếu để lọt tội phạm nhiều thì xã hội mất ổn định, làm sao phát triển được, làm sao bảo vệ được nhân dân”, - Viện trưởng bày tỏ.
Viện trưởng Lê Minh Trí cho hay, vừa qua đã ra lệnh khởi tố vụ án, bắt giam 5 cán bộ viện kiểm sát liên quan đến tiêu cực, tham nhũng, hối lộ.
“Vừa rồi tôi ra lệnh khởi tố một vụ án, bắt giam 5 cán bộ viện kiểm sát liên quan đến tiêu cực, tham nhũng, nhận hối lộ. Xử anh em thì đau lòng nhưng phải xử lý nghiêm để răn đe những người khác. Thương anh em nhưng vẫn phải làm như thế”, - theo Viện trưởng Lê Minh Trí.
Về những nội dung còn tồn tại, Viện trưởng Lê Minh Trí hứa sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn để toàn ngành nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Dù vậy, ông Trí cũng băn khoăn, vì thực tế vẫn còn những cái khó khi nhận thức và áp dụng pháp luật ngay chính trong một ngành cũng đã khác nhau, chứ chưa nói đến các ngành với nhau. Theo ông, việc này phải được tăng cường hơn để đảm bảo tính đồng bộ, tránh hạn chế nhận thức và áp dụng pháp luật.
Ông lý giải, vì nhận thức pháp luật không thể giống nhau một cách đơn giản, nên mới có toà hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, nếu cần thì có cả giám đốc thẩm và tái thẩm, do đó, không nên băn khoăn về việc toà với viện khác nhau, vì mỗi nơi có góc nhìn khác nhau.
Novaland có quan hệ gì với Vạn Thịnh Phát?
Ông chỉ rõ, kiểm sát có quyền kháng nghị, toà có quyền bác, huỷ, trả hồ sơ, việc “trình lên trình xuống” chỉ một hai vụ thực sự không là gì cả.
“Với nhiệm vụ được phân công, tôi hứa sẽ làm hết trách nhiệm và sẽ làm tốt nhất có thể. Nhưng cũng có những việc nằm ngoài quyền hạn, cũng mong các đồng chí chia sẻ, hỗ trợ, để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp, hoặc hỗ trợ về chế độ, chính sách để làm việc”, - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhấn mạnh.
Thảo luận