Ông nói: "Nếu tính đến sự thay đổi về giá trị của đồng đô la, thì theo tính toán của chúng tôi, nó đã mất khoảng 11 điểm phần trăm trong dự trữ ngoại hối kể từ năm 2016".
Theo nhà kinh tế học, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga tại Ukraina "sự suy giảm đã tăng tốc đáng kể với tốc độ cao gấp 10 lần so với mức quan sát được trong 15 năm trước".
Ông nhấn mạnh: "Sự kiện mang tính quyết định là quyết định của Mỹ đóng băng dự trữ đô la của Moskva… Điều này gây ra nỗi sợ hãi và lo lắng không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở các nước đang phát triển khác".
Theo nhà kinh tế, tiền rút từ đồng đô la đã chảy vào đồng euro, yên và nhân dân tệ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát không nhận thấy sự thay đổi này vì họ ước tính giá trị danh nghĩa dự trữ đồng đô la của các ngân hàng trung ương dựa trên dữ liệu do IMF công bố.
Không như dự đoán
"Đối với Ả Rập Saudi, Ấn Độ hay Brazil, rủi ro khi đầu tư vào đồng nhân dân tệ giờ đây dường như không lớn hơn đồng đô la. Suy cho cùng, chỉ có một quốc gia đã đóng băng dự trữ ngoại hối của các quốc gia khác: Hoa Kỳ. Không phải Trung Quốc, như một số nước khác "đã từng sợ hãi", - ông Yeung nói.
Đồng thời, chuyên gia nhắc lại 98% doanh thu đến từ các nhà đầu tư tài chính.
Chuyên gia nói thêm: "Ngay cả khi các nước BRICS từ bỏ hoàn toàn giao dịch sử dụng đồng đô la, điều này sẽ chỉ ảnh hưởng đến 2% này".