Tổng thống Azerbaijan xin lỗi ông Putin vì cái chết của lính gìn giữ hòa bình Nga

Matxcơva (Sputnik) - Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Vladimir Putin, đã xin lỗi về cái chết những người lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Karabakh, cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết.
Sputnik
Tuyên bố nêu rõ: “Aliyev đã xin lỗi và bày tỏ lời chia buồn sâu sắc về cái chết bi thảm của các quân nhân thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Karabakh vào ngày 20 tháng 9. Ông nhấn mạnh sẽ điều tra kỹ lưỡng nhất về những gì đã xảy ra và tất cả những người chịu trách nhiệm sẽ bị trừng phạt thích đáng”.
Aliyev cũng bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho gia đình các nạn nhân.
Điện Kremlin lưu ý cuộc trò chuyện diễn ra theo sáng kiến ​​của phía Azerbaijan.
Cuộc điện đàm giữa ông Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia diễn ra theo sáng kiến của Yerevan

Bắt giữ những nghi phạm đầu tiên gây ra cái chết của lính gìn giữ hòa bình Nga ở Karabakh

Nguồn tin đáng tin cậy của một cơ quan thực thi pháp luật Nga cho biết đã bắt giữ những nghi phạm gây ra cái chết của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Karabakh.
Ông nói: “Những nghi phạm đầu tiên của vụ án đã bị bắt giữ”.
Nguồn tin cho biết thêm, chỉ huy quân đoàn của Lực lượng vũ trang Azerbaijan đã bị cách chức sau khi cấp dưới của ông ta gây ra cái chết của các quân nhân Nga.

Nagorno-Karabakh là gì?

Nagorno-Karabakh là một khu vực ở Transcaucasus từ lâu đã là đối tượng tranh chấp lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan. Phần lớn dân số ở đây là người Armenia. Năm 1923, khu vực này nhận được quy chế là khu tự trị trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan.
Năm 1988, phong trào thống nhất với Armenia bắt đầu ở Nagorno-Karabakh. Ngày 2 tháng 9 năm 1991, khu tự trị tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan, đổi tên thành Cộng hòa Nagorno-Karabakh. Từ năm 1992 đến 1994, Azerbaijan đã cố gắng giành quyền kiểm soát nước cộng hòa tự xưng, thực hiện những hoạt động quân sự quy mô lớn, khiến hơn 30 nghìn người thiệt mạng.
Năm 1994, các bên đã đồng ý ngừng bắn, nhưng tình trạng của nước cộng hòa vẫn chưa được xác định. Vào cuối tháng 9 năm 2020, giao tranh lại tiếp tục ở Nagorno-Karabakh. Đêm 10/11, Azerbaijan và Armenia, với sự hỗ trợ của Matxcơva, đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn, giữ nguyên các vị trí chiếm đóng và trao đổi tù binh, thi thể người chết. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đóng quân trong khu vực, bao gồm cả hành lang Lachin.
Bộ Quốc phòng: Quân nhân Nga thiệt mạng do lực lượng gìn giữ hòa bình bị pháo kích
Năm ngoái, Yerevan và Baku, thông qua sự trung gian của Nga, Mỹ và EU, đã bắt đầu thảo luận về một hiệp ước hòa bình trong tương lai. Vào cuối tháng 5 năm nay, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết Yerevan sẵn sàng công nhận chủ quyền của Azerbaijan trong biên giới thời Liên Xô, tức là cùng với Karabakh. Vào tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng giới lãnh đạo Armenia về cơ bản đã công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Karabakh. Như nhà lãnh đạo Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết, Azerbaijan và Armenia có thể ký hiệp ước hòa bình trước cuối năm nếu Yerevan không thay đổi lập trường.
Thảo luận