Ông Lavrov: NATO phát triển quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo nguy cơ gây căng thẳng mới

Moskva (Sputnik) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, sự phát triển quân sự của NATO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm chống Nga và Trung Quốc tạo ra nguy cơ bùng nổ căng thẳng mới.
Sputnik

“Một biểu hiện nguy hiểm mới của chủ nghĩa bành trướng NATO là các nỗ lực mở rộng khu vực trách nhiệm của khối ra toàn bộ Đông bán cầu dưới khẩu hiệu xảo quyệt “an ninh không thể chia cắt của khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Washington đang tạo ra các liên minh nhỏ về quân sự-chính trị dưới sự kiểm soát của mình như AUCUS, Bộ ba Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc, Bộ tứ Tokyo – Seoul – Canberra – Wellington, thu hút các thành viên hướng tới sự hợp tác thực tế với NATO, khối hiện đang bố trí cơ sở hạ tầng của mình tại mặt trận Thái Bình Dương”, ông Lavrov nói khi phát biểu từ bục phát biểu của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Ngoại trưởng Nga: Không thực hiện nghĩa vụ, phương Tây là “đế chế dối trá”

Tác động đến khu vực mới

“Trọng tâm rõ ràng của những nỗ lực chống Nga và Trung Quốc như vậy hướng tới sự sụp đổ cấu trúc khu vực bao trùm đã phát triển xung quanh ASEAN, tạo ra nguy cơ xuất hiện điểm nóng bùng nổ mới về căng thẳng địa chính trị - bên cạnh vấn đề châu Âu vốn đã nóng lên", - Ngoại trưởng Nga nói thêm.

Theo ông, “có ấn tượng mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ và “tập thể phương Tây” hoàn toàn phụ thuộc vào nước này đã quyết định cho “Học thuyết Monroe” một tầm nhìn toàn cầu”.
“Các kế hoạch vừa viển vông vừa cực kỳ nguy hiểm, nhưng điều này không ngăn cản được những nhà tư tưởng về phiên bản Pax Americana mới” - ông Lavrov kết luận.

Nga lo ngại Mỹ kích động chiến tranh cuồng loạn trên bán đảo Triều Tiên

Phát biểu từ diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc, ông Lavrov nói: “Sự leo thang cuồng loạn quân sự của Washington và các đồng minh châu Á trên Bán đảo Triều Tiên, nơi đang tích lũy tiềm năng chiến lược của Mỹ, là đáng báo động”.

Theo ông Lavrov, các sáng kiến Nga-Trung coi nhiệm vụ nhân đạo và chính trị là ưu tiên đều bị bác bỏ.
Thảo luận