Trong sắc lệnh của mình, Shahramanyan đề cập đến tình hình chính trị - quân sự khó khăn đã nảy sinh.
"Dựa trên ưu tiên đảm bảo an ninh vật chất và lợi ích sống còn của người dân Karabakh, có tính đến thỏa thuận đạt được thông qua sự hòa giải của chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình Nga với đại diện của Cộng hòa Azerbaijan rằng việc đi lại tự do, tự nguyện và không bị cản trở của cư dân Nagorno-Karabakh, bao gồm cả quân nhân đã hạ vũ khí, được đảm bảo tài sản trên phương tiện của họ dọc hành lang Lachin, và được hướng dẫn bởi Điều 93 Hiến pháp Nagorno-Karabakh, quyết định đã được đưa ra: giải tán tất cả các cơ quan và tổ chức nhà nước thuộc cấp bộ cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2024, và Cộng hòa Nagorno-Karabakh (Artsakh) không còn tồn tại”, theo nội dung ghi trong nghị định.
Người dân Nagorno-Karabakh, bao gồm cả những người nằm ngoài biên giới của khu vực, sau khi sắc lệnh này có hiệu lực, được mời làm quen với các điều kiện tái hòa nhập do Azerbaijan đưa ra, nhằm đưa ra quyết định độc lập về cá nhân trong tương lai về khả năng ở lại (hay trở lại) Nagorno-Karabakh.
Nghị định có hiệu lực ngay sau khi được công bố.
Nagorno-Karabakh là gì?
Nagorno-Karabakh là một khu vực ở Transcaucasus từ lâu đã là đối tượng tranh chấp lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan. Phần lớn dân số ở đây là người Armenia. Năm 1923, khu vực này nhận được quy chế là khu tự trị trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan.
Năm 1988, phong trào thống nhất với Armenia bắt đầu ở Nagorno-Karabakh. Ngày 2 tháng 9 năm 1991, khu tự trị tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan, đổi tên thành Cộng hòa Nagorno-Karabakh. Từ năm 1992 đến 1994, Azerbaijan đã cố gắng giành quyền kiểm soát nước cộng hòa tự xưng, thực hiện những hoạt động quân sự quy mô lớn, khiến hơn 30 nghìn người thiệt mạng.
Năm 1994, các bên đã đồng ý ngừng bắn, nhưng tình trạng của nước cộng hòa vẫn chưa được xác định. Vào cuối tháng 9 năm 2020, giao tranh lại tiếp tục ở Nagorno-Karabakh. Đêm 10/11, Azerbaijan và Armenia, với sự hỗ trợ của Matxcơva, đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn, giữ nguyên các vị trí chiếm đóng và trao đổi tù binh, thi thể người chết. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đóng quân trong khu vực, bao gồm cả hành lang Lachin.
Năm ngoái, Yerevan và Baku, thông qua sự trung gian của Nga, Mỹ và EU, đã bắt đầu thảo luận về một hiệp ước hòa bình trong tương lai. Vào cuối tháng 5 năm nay, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết Yerevan sẵn sàng công nhận chủ quyền của Azerbaijan trong biên giới thời Liên Xô, tức là cùng với Karabakh. Vào tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng giới lãnh đạo Armenia về cơ bản đã công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Karabakh. Như nhà lãnh đạo Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết, Azerbaijan và Armenia có thể ký hiệp ước hòa bình trước cuối năm nếu Yerevan không thay đổi lập trường.