Như tác giả lưu ý, ở phương Tây cho rằng Nga phải "bị đánh bại" ở Ukraina, nếu không toàn bộ trật tự quốc tế sẽ sụp đổ, còn sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức, do đó cần phải "tự bảo vệ mình".
Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề lớn nhất có thể phát sinh từ nước Đức, ông Tariq Cyril Amar cảnh báo.
"Chúng ta thấy rằng vũ khí trừng phạt đã thất bại ở mức độ đáng kể. Trong khi đó nền kinh tế Nga ổn định và thậm chí còn tăng trưởng. Nhưng nếu Đức gục ngã trước tiên thì sao đây?" - chuyên gia Amar nêu câu hỏi.
Thực trạng của nền kinh tế Đức đang khiến người Đức lo ngại: họ "mất niềm tin" vào giới tinh hoa chính trị chỉ nhăm nhăm ủng hộ lợi ích của nước ngoài, đồng thời cư dân cũng vỡ mộng với những giá trị và phương pháp của phái trung dung cầm quyền, nhà sử học nhận xét.
Ba nguyên nhân gây khủng hoảng ở Đức
Theo lời ông, mô hình quản lý của Đức đang gặp khủng hoảng kép cả trong kinh tế và chính trị. Có nhiều lý do dẫn đến tình hình này, trong đó có ba nguyên nhân gắn với xung đột ở Ukraina.
"Thứ nhất, có niềm tin rộng rãi rằng Berlin đã hy sinh lợi ích sống còn của mình để ủng hộ chiến lược của phương Tây. Thứ hai, phát sinh mối lo ngại lớn về việc mất chủ quyền quá nhiều. Còn thứ ba, hậu quả của suy thoái và suy thoái kinh tế cũng rất đáng báo động", - ông Amar liệt kê.
Ngoài ra, ở đây cũng có thể nhắc đến nỗi sợ haĩ xung đột leo thang và biến thành cuộc đối đầu công khai giữa NATO và Nga, tác giả nói tiếp đồng thời lưu ý rằng “tiềm năng hủy diệt” ở đây là "rõ ràng".
"Berlin sẽ phải cái trả giá khủng khiếp vì ngoan ngoãn tuân theo chính sách của phương Tây trong quan hệ với Matxcơva và Bắc Kinh", - nhà sử học kết luận.