Nam Mỹ đã trở thành nơi trú ẩn của những kẻ phát xít Đức chạy trốn sau Thế chiến thứ hai

Sau khi thông tin về việc Quốc hội Canada vinh danh “cựu chiến binh” của sư đoàn SS Galicia Yaroslav Hunko, 98 tuổi, gây tiếng vang trên thế giới, ông ta trở thành tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế.
Sputnik
Theo ước tính của một tạp chí quân sự của Canada, ít nhất 2 nghìn thành viên của quân đội Hitler hiện sống ở đất nước này. Nhưng, Nam Mỹ cũng là nơi mà quân đội phát xít Đức từng biến thành hầm trú ẩn sau Thế chiến II.
Sputnik Brasil đã nói chuyện với một chuyên gia để tìm hiểu lý do tại sao Nam Mỹ lại trở thành nơi trú ẩn được nhiều thành viên Đức Quốc xã lựa chọn.
Ví dụ nổi bật nhất về cách sống của binh lính và thành viên cấp cao của Đảng Quốc xã ở khu vực này là Josef Mengele, bác sĩ SS đã giết chết hàng nghìn người trong các cuộc thí nghiệm.
Những cuộc thí nghiệm của Mengele là những màn tra tấn thực sự, vì chúng cực kỳ tàn ác: bác sĩ SS đã thực hiện các ca phẫu thuật và thậm chí cắt bỏ nội tạng mà không gây mê. Ông ta đã tiến hành thí nghiệm trên hơn 3 nghìn cặp sinh đôi bị đưa vào các trại tập trung của Đức Quốc xã. Chỉ có 200 người sống sót. Josef Mengele được biết đến với biệt danh “thiên sứ của tử thần”.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Quốc hội Canada nhiệt tình chào đón một cựu binh sĩ 98 tuổi của sư đoàn Waffen-SS "Galician"
Vào cuối những năm 1940, việc tìm kiếm bác sĩ quái vật bị thu hẹp đến mức Mengele buộc phải chạy trốn vượt đại dương đến Argentina, sau đó chuyển đến Brazil và đã sinh sống ở những địa điểm khác nhau tại bang São Paulo. Vào những năm 1970, ông ta thay đổi danh tính và sinh sống dưới vỏ bọc là Wolfgang Gerhardt.
Dù phạm nhiều tội nhưng Mengele không bao giờ bị bắt. Trớ trêu thay, ông ta cuối cùng chết đuối do đột quỵ tại bãi biển Bertioga ở bang São Paulo vào năm 1979.
Năm 1985, Cảnh sát Liên bang Brazil với sự giúp đỡ của một nhóm các chuyên gia từ ba quốc gia, đã khai quật thi thể của Mengele được chôn cất ở thị trấn Embu để giám định pháp y và rút ra kết luận rằng, đây chính là tên Đức Quốc xã đã chạy trốn công lý trong hơn 30 năm.

“Những con đường chuột”, giới tinh hoa địa phương, các tập đoàn xuyên quốc gia và Giáo hội Công giáo

Lục địa Mỹ được biết đến như nơi ẩn náu của các sĩ quan, nhà khoa học, binh lính và cộng tác viên của Đức Quốc xã đã tiếp đón hàng chục nghìn kẻ chạy trốn công lý thông qua những "con đường chuột" (ratlines) do các giáo sĩ Giáo hội Công giáo, các tập đoàn đa quốc gia, cơ quan tình báo Hoa Kỳ, các cựu đảng viên Đảng Quốc xã và giới thượng lưu địa phương điều hành.
Theo ông João Cláudio Pitillo, giảng viên lịch sử và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Quốc gia Rio de Janeiro (UERJ), có một số lý do giải thích tại sao những “con đường chuột” đã được tạo ra một cách dễ dàng: đó là mối quan hệ văn hóa chặt chẽ do sự nhập cư của nhiều người Đức và người Ý trong những thập kỷ qua, cũng như sự tham gia của giới tinh hoa địa phương vào các đảng tư tưởng phát xít, mối quan hệ kinh tế với các công ty đa quốc gia và lợi ích địa chính trị trong thời kỳ hậu chiến.
Ông Pitillo nói: “Các cộng đồng người Ý và người Đức rất mạnh mẽ ở khu vực này, vì vậy mối quan hệ văn hóa đã được mở rộng. Nhờ những mối quan hệ này, mỗi người đã cảm thấy thoải mái khi di cư đến các quốc gia này”.
Thêm vào đó là thực tế rằng, chỉ vào những năm 1960, dân số Mỹ Latinh mới bắt đầu tăng trưởng mạnh, còn trước đó rất ít người sống trên lục địa này, điều này "giúp che giấu sự hiện diện của những người nước ngoài có khuynh hướng phát xít", nhiều người trong số họ đã nhận được giấy tờ và hộ chiếu nhờ chế độ của Antonio de Oliveira Salazar (1889-1970) ở Bồ Đào Nha và Francisco Franco (1892-1975) ở Tây Ban Nha.
Thợ săn Đức Quốc xã: Canada thất bại trong việc buộc tội những kẻ phát xít giết người hàng loạt

“Cỗ máy đàn áp được mượn từ Đức Quốc xã”

Tuy nhiên, bản chất của việc hỗ trợ những nhân viên của Đức Quốc xã ở Nam Mỹ là lợi dụng chúng để thực hiện “chính sách đàn áp” theo logic mới của Chiến tranh Lạnh, mà theo ông Pitillo, chính sách này “giúp chống lại các phong trào cách mạng và xã hội chủ nghĩa”.
"Ví dụ, Adolf Eichmann, một trong những tổ chức gia chủ chốt của Holocaust, đã làm việc tại tập đoàn Volkswagen. Rất ít người trong công ty biết ông ta là ai, nhưng quản lý cấp cao thì biết. Volkswagen đã đóng một vai trò tích cực trong chế độ độc tài Brazil, thậm chí còn đàn áp những nhân viên, toàn bộ cỗ máy đàn áp này đã chào đón những kẻ phát xít với vòng tay rộng mở".
Một ví dụ khác được sử gia đưa ra là trường hợp của Nikolaus “Klaus” Barbie, cũng là một sĩ quan SS.
Tên phát xít này đã đóng vai trò trực tiếp trong việc thiết lập các chế độ độc tài ở Bolivia và Peru, giúp tổ chức các hệ thống đàn áp ở hai quốc gia này và phục vụ CIA.
"Cỗ máy đàn áp này được mượn từ Đức Quốc xã. Cỗ máy đàn áp như vậy sẽ được tạo ra ở Pháp (có thể thấy qua hành động của Pháp ở Algeria và Việt Nam), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đặc biệt là ở các nước như Tây Đức và Ý. "Tra tấn có hệ thống khoa học", những thí nghiệm sẽ được thực hiện trên toàn bộ châu Mỹ Latinh với các biệt đội tử thần, vệ binh quốc gia, đội biệt kích, các chiến dịch bí mật (nổi tiếng nhất trong số đó là Chiến dịch Condor), tất cả điều này đều liên quan trực tiếp đến trường phái phát xít".
Thoát khỏi trại giam tử thần số 20 ở Mauthausen: Lời thề của các tù nhân

“Nhiều người không "xuất đầu lộ diện", nhưng những người khác đã giúp thực hiện chính sách đàn áp”

Lục địa này đã tiếp đón hàng nghìn cựu chiến binh và cộng tác viên của Đức Quốc xã. Và những người nổi tiếng với hành động của họ trong và sau chiến tranh, như Josep Mengele, Walter Rauff, Franz Stangl, Josef Schwammberger, Erich Priebke, Gerhard Bohne và nhiều nhân vật khác, đã hỗ trợ những người không muốn "xuất đầu lộ diện", điều mà nhà sử học gọi là “chính sách tự vệ”.
"Josef Mengele, người chết ở Brazil và được chôn cất dưới tên giả, đã duy trì mối quan hệ với một số người Đức khác cũng đã chạy trốn trong thời kỳ hậu chiến và vẫn giữ mối liên hệ với Đảng Quốc xã".
Một ví dụ khác là Otto Skorzeny được mệnh danh là "người nguy hiểm nhất tại châu Âu", đã ổn định cuộc sống tại Tây Ban Nha với hộ chiếu do chính nhà độc tài Francisco Franco cấp, ông ta đã duy trì quan hệ với một số nước Mỹ Latinh thông qua các công ty xuất nhập khẩu của mình.
Một điểm quan trọng khác trong lịch sử của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Quốc xã ở Mỹ Latinh là việc giới tinh hoa địa phương chấp hành hệ tư tưởng này. Ví dụ, ở Brazil đã có đảng Quốc xã lớn nhất bên ngoài nước Đức.
"Ở Hoa Kỳ vẫn còn các đảng và tổ chức theo kiểu đảng Quốc xã, nhưng các đảng phái như vậy bị cấm ở hầu hết các nước Mỹ Latinh sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, trước chiến tranh, các đảng này đã hoạt động hợp pháp và có quan hệ rất chặt chẽ với các “tổ chức mẹ” của họ ở Châu Âu", - ông Pitillo nói.
"Trước chiến tranh, giới tinh hoa địa phương đã tự nhận mình là những người theo chủ nghĩa Quốc xã, và sau chiến tranh họ không ngừng đồng cảm với nó và bắt đầu làm việc bí mật. Giới tinh hoa hỗ trợ những người từng là anh hùng đối với họ, những nhân vật quan trọng đã thua trận và rất cần sự giúp đỡ. Và họ luôn mơ ước về sự trở lại của chủ nghĩa phát xít".
Nhà sử học lưu ý rằng, ở Brazil, quân đội đã phản đối việc Tổng thống Getúlio Vargas tham chiến.
Hé lộ thông tin về việc quân đội Mỹ hợp tác với một nhà khoa học Đức Quốc xã
"Họ muốn ở vị trí tương tự như Argentina và Chile, thể hiện sự trung lập mà trên thực tế phục vụ lợi ích của Đức".
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, chính phủ của Vargas tuyên bố ân xá quy mô lớn cho những kẻ cộng tác với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Quốc xã. “Điều này đã lật sang trang sử mới cho Nam Mỹ, bởi vì chẳng bao lâu sau, toàn bộ Châu Mỹ Latinh bị bao trùm bởi Chiến tranh Lạnh. Ý tưởng chính của nó là đấu tranh chống lại những người cộng sản”, - ông Pitillo nói.
“Brazil là quốc gia Mỹ Latinh bị thiệt hại nặng nề nhất: trong suốt thời kỳ chiến tranh, Brazil đã mất hơn 30 tàu, mất hơn một nghìn người trong vụ đánh chìm những con tàu này, nhưng lại không bao giờ bận tâm đến việc tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc về những người ủng hộ chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa phát xít”.
Thảo luận