Hà Lan đứng đầu danh sách. Tiếp theo là: Việt Nam, các nước Đông Nam Á như Lào, Bangladesh và Fiji ở Nam Thái Bình Dương. Còn có Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Croatia, Áo, Ai Cập, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Mặc dù Vương quốc Anh không rơi vào danh sách mới, nhưng nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng cứ 6 bất động sản ở Anh thì có 1 ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trước năm 2050 trong bối cảnh mực nước biển dâng cao.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng các khu dân cư đang mở rộng thành vùng lũ lụt thay vì dời chuyển ra khỏi, điều này gây đe dọa cho đời sống trong tương lai gần. Chẳng hạn, nguy cơ lũ lụt đặc biệt cao đối với những nước thường tập trung đông dân dọc theo các thung lũng và lưu vực sông. Cụ thể, chuyện ở đây nói về Bhutan, Ai Cập và Bangladesh. Cũng như các khu vực ven biển như Fiji và Việt Nam.
Các khu định cư không được bảo vệ trước lũ lụt
"Kể từ năm 1985, các khu định cư của nhân loại trên khắp thế giới - từ làng mạc đến các siêu đô thị - đã liên tục và nhanh chóng mở rộng thành các khu vực lương thực-thực phẩm hiện đại. Ở nhiều nơi, tốc độ tăng trưởng trong những vùng lương thực-thực phẩm nguy hiểm hơn cả đã vượt xa đáng kể tốc độ tăng trưởng ở những vùng dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở Đông Á. Thay vì thích ứng khả năng của mình trước nguy cơ hiểm họa khí hậu, nhiều nước lại đẩy tăng hoạt tính của nó", chuyên gia kinh tế June Renschler của Ngân hàng Thế giới nhận xét.
Theo ý kiến của các nhà khoa học, ngay cả ở những nước có mức thu nhập cao như Hà Lan, thì nhiều điểm dân cư vẫn hoàn toàn chưa được bảo vệ khỏi nạn lũ lụt lớn trăm năm một lần. Mặc dù dẫn đầu danh sách về số thành phố nằm trong vùng có nguy cơ lũ lụt cao, nhưng Hà Lan cùng với Nhật Bản và Hoa Kỳ vẫn thuộc số ít các nước đầu tư mạnh cho việc bảo vệ các cộng đồng cư dân nằm trong vùng lũ lụt lớn vào năm 1985.
Tuy nhiên, tình hình tồi tệ hơn nhiều ở các nước có thu nhập thấp và trung bình trong top 20, như Lào và Việt Nam, nơi không có đủ nguồn tài trợ để tạo lập các phương tiện bảo vệ tương ứng.