"Một số nhà lãnh đạo đồng ý rằng nên ấn định ngày, những người khác phản đối", - ông Michel nói.
Theo ý kiến của ông, ngày đó là cần thiết để chứng tỏ cho các nước ứng cử viên thấy sự nghiêm túc trong ý định của Liên minh Châu Âu.
"Đây là vấn đề thẩm quyền của Liên minh Châu Âu", - chính trị gia nhận xét.
Ông nêu rõ rằng các nước Tây Balkan đã chờ đợi đến lượt mình gia nhập EU trong hơn hai thập kỷ, điều này nảy sinh cảm giác thất vọng.
Ngoài ra, bản thân các nước EU cũng phải tiến hành cải cách để thích ứng với sự mở rộng trong tương lai. Đồng thời, ông lưu ý rằng không đề xuất đưa ngày này vào tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh và nhắc lại: quá trình gia nhập EU trước hết dựa trên sự tiến bộ của các quốc gia ứng cử viên trong việc thực hiện các yêu cầu đặt ra.
Vấn đề lớn của EU chưa được giả quyết
Lãnh đạo của các nước thuộc Liên minh Châu Âu, về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Granada, Tây Ban Nha, đã không thể thống nhất quan điểm chung về các vấn đề di cư để đưa vấn đề này vào tuyên bố tổng kết, theo nội dung văn bản được công bố sau hội nghị.
Bản tuyên bố được phổ biến hoàn toàn không đề cập đến vấn đề di cư, bất chấp thực tế vấn đề này đã được các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra thảo luận.