Vào đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong chuyến thăm Hoa Kỳ cho biết Tokyo sẽ tăng tốc trang bị cho lực lượng phòng vệ của mình tên lửa Tomahawk của Mỹ trong một năm và có kế hoạch đưa vào sử dụng năm 2025 thay vì năm 2026.
“Chi tiêu quân sự vẫn vượt kỷ lục hàng năm, bổ sung vũ khí thiết bị quân sự tối tân, trong đó có tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình loại mới nhất, đồng thời hoàn thiện công tác huấn luyện tác chiến trong các lĩnh vực vũ trụ, không gian mạng, sóng điện từ - tất cả đều là để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược”, - bản tin của hãng thông tấn nhận định.
Như KCNA đưa tin, thỏa thuận giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc về các cuộc tập trận chung là nhằm mục đích “thực hiện kế hoạch tái can thiệp ” vào Bán đảo Triều Tiên.
Ý định mua Tomahawk của Nhật Bản đã được nêu ra trong ba tài liệu an ninh được thông qua vào tháng 12 năm ngoái “Chiến lược đảm bảo An ninh quốc gia” xác định các phương hướng chủ yếu của chính sách đối ngoại trong lĩnh vực quốc phòng; “Chiến lược Phòng thủ quốc gia” đề ra các mục tiêu và phương tiện phòng thủ, còn “Kế hoạch đảm bảo năng lực phòng thủ” xác định chi tiêu quốc phòng về tổng thể và quy mô vũ trang.
“Chiến lược An ninh quốc gia” và “Chiến lược Phòng thủ quốcgia” quy định việc sở hữu “khả năng thực hiện đòn tấn công trả đũa”, ngụ ý để triêt hạ các căn cứ của đối phương. Từ trước đến nay những khả năng này đã được bao hàm trong quyền tự vệ của Nhật Bản nhưng chưa được công khai nêu rõ. Theo nghĩa này thì sự thay đổi nói trên thể hiện một bước ngoặt quan trọng trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản.