Các nước kém phát triển trên thế giới đang ở trong tình thế tuyệt vọng bên bờ vực thẳm của ngân sách

MATXCƠVA (Sputnik) - 46 quốc gia kém phát triển kinh tế nhất thế giới đang bên bờ vực thẳm ngân sách, cần đến hơn 100 tỷ USD mỗi năm để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Sputnik
Tổng thư ký Chương trình Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Rebeca Grynspan cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ tại Geneva.

"Các quốc gia kém phát triển nhất đang gặp khó khăn với đại dịch COVID mà vẫn chưa vượt qua, cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt đang khiến họ bị tổn thương một cách không tương xứng, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí hậu và gánh nặng nợ nần khi lãi suất tăng cao, làm cho sự phát triển hoàn toàn không bền vững. Không hề phóng đại, những quốc gia kém phát triển nhất, những quốc gia quan tâm nhất đến việc phát triển bền vững, đang trên bờ vực thẳm tài chính", - bà nói.

Kinh tế là gì: Mục đích, Tìm hiểu, Sách và Nghiên cứu

Mức nợ của những quốc gia

Theo UNCTAD, 46 quốc gia được xếp vào nhóm kém phát triển nhất, trong đó có 33 quốc gia Châu Phi và 9 quốc gia ở Châu Á. Tình trạng này, cùng với những điều khác, cho phép họ được tiếp cận với thị trường ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt và xây dựng năng lực công nghệ.

"Chi tiêu cho nhập khẩu thực phẩm thiết yếu tăng 63% trong ba năm qua, đạt 35 tỷ USD vào năm 2022. Nợ ở các quốc gia kém phát triển nhất đã tăng lên 27 tỷ USD vào năm 2021, tăng đáng kinh ngạc 37% so với 20 tỷ USD của năm trước", - bà Rebeca Grynspan cho biết.

Tổng thư ký UNCTAD bày tỏ sự tiếc nuối khi ngày nay các quốc gia này chi tiêu trung bình gần gấp đôi cho việc trả nợ so với chi cho chăm sóc sức khỏe.
Thảo luận