Chuyên gia lý giải việc Trung Quốc thu mua cảng biển khắp thế giới

Việc các công ty Trung Quốc thu mua cổ phần các cảng biển trên khắp thế giới là hoạt động kinh doanh bình thường, truyền thông Mỹ cố thổi phồng chủ đề “mối đe dọa Trung Quốc” nhằm bôi nhọ Trung Quốc. Đây là ý kiến của ông Zheng Anguang, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh trao đổi với Sputnik.
Sputnik
Tờ Washington Post trước đó đăng một bài báo nói rằng Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát mạng lưới cảng biển toàn cầu “bao gồm mọi đại dương và mọi lục địa” trong thập niên vừa qua, khiến cho Mỹ và các đồng minh ngày càng lo ngại về những hậu quả quân sự tiềm tàng của việc mở rộng đó. Như ấn phẩm lưu ý, nếu 10 năm trước Trung Quốc có cổ phần tại 44 cảng biển trên khắp thế giới thì ngày nay Trung Quốc sở hữu hoặc vận hành các cảng biển và bến tàu ở gần 100 địa điểm tại hơn 50 quốc gia.
Theo ông Zheng Anguang, việc các công ty Trung Quốc thu mua cổ phần các cảng biển ở nhiều quốc gia khác nhau là “hoạt động kinh doanh thông thường” và phản ánh “thực tế tiến trình toàn cầu hóa về kinh tế”.

“Các công ty đang tìm kiếm lợi nhuận, cho nên nếu việc thu mua cảng biển mang lại lợi nhuận thì tất nhiên họ sẽ tiếp tục hoạt động này”, - ông nói.

Chuyên gia lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc khi thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường cũng hỗ trợ việc đưa nhiều công ty Trung Quốc lên tầm hoạt động toàn cầu và thực hiện nhiều hình thức hợp tác cùng có lợi với các công ty nước ngoài.
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam

“Điều này góp phần khách quan vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng quốc tế, tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu và cũng góp phần phát triển kinh tế và tăng trưởng việc làm ở những nước có cảng biển”, - chuyên gia nói thêm.

Nói về những lập luận được đưa ra trong bài viết trên báo Washington Post, Zheng Anguang nhấn mạnh rằng chúng thể hiện tư duy suy đoán và việc đưa ra cái gọi là “mối lo ngại Trung Quốc” là nhằm mục đích bôi nhọ và xuyên tạc hoạt động thực sự của các công ty Trung Quốc theo nguyên tắc “nếu đã có ý định đổ lỗi thì sẽ luôn tìm ra nguyên cớ”.
“Không có căn cứ hay bằng chứng nào cho thấy hoạt động nói trên đe dọa đến an ninh của bất kỳ quốc gia nào”, - chuyên gia này cho biết.
Theo ông Zheng Anguang, hành động bóp méo sự thật liên quan đến việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường là biểu hiện cho thấy giới tinh hoa Mỹ và truyền thông nước này đang chính trị hóa các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
“Một vành đai, một con đường” là sáng kiến quốc tế của Trung Quốc nhằm cải thiện thực trạng và tạo ra các hành lang thương mại và vận tải mới, kết nối hơn 60 quốc gia Trung Á, châu Âu và châu Phi nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia này.
Thảo luận