Được biết, các đợt phát hành có lãi suất trung bình 8,9%/năm, kỳ hạn trung bình là 3,6 năm.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 209.150 tỷ đồng, gồm 25 đợt phát hành ra công chúng trị giá 23.768 tỷ đồng (chiếm 11,4% tổng giá trị phát hành) và 171 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 185.382 tỷ đồng (chiếm 88,6% tổng giá trị phát hành).
Theo đó, trong tháng 10, Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) là đơn vị phát hành nhiều nhất với 3 đợt có tổng giá trị 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 1,5-2 năm, lãi suất 12%/năm.
Theo sau là Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB, mã chứng khoán: VIB) với 2 đợt phát hành, tổng giá trị là 4.500 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 5,8-6%/năm.
Bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) cũng phát hành 3 đợt với tổng giá trị 3.900 tỷ đồng, kỳ hạn 2-3 năm, lãi suất 6-6,5%/năm.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 209.150 tỷ đồng, gồm 25 đợt phát hành ra công chúng trị giá 23.768 tỷ đồng (chiếm 11,4% tổng giá trị phát hành) và 171 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 185.382 tỷ đồng (chiếm 88,6% tổng số); trong đó, ngành ngân hàng chiếm ưu thế với 99.023 tỷ đồng (tức 47,3% tổng số), theo sau là nhóm bất động sản với 68.256 tỷ đồng (chiếm 32,6%).
Trong tháng 10, các doanh nghiệp đã mua lại 13.645 tỷ đồng trái phiếu, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 2 tháng cuối năm 2023, VBMA ước tính sẽ có khoảng 41.009 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong khi đó, có 16 mã trái phiếu chậm trả lãi, gốc với tổng giá trị khoảng 1.006 tỷ đồng và 47 mã trái phiếu được gia hạn/thay đổi lãi suất.
Các chuyên gia nhân định hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra tích cực trong tháng 10 vừa qua.
Tính đến ngày 27/10/2023 đã có khoảng hơn 60 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu với trái chủ và đã có báo cáo chính thức lên HNX với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn là khoảng 107.000 tỷ đồng.