Nghịch lý bất động sản Việt Nam

Ông Paul Tostevin, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu của Savills nhận định, tại Việt Nam, trong bối cảnh giá đất tăng cao, các nhà đầu tư đã chọn phát triển sản phẩm bất động sản cao cấp.
Sputnik
Theo TTXVN dẫn quan điểm của chuyên gia cấp cao Savills đánh giá, tình hình này đã kéo dài một thời gian dài và tạo ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Đa số nguồn cung thuộc phân khúc trung và cao cấp, dẫn đến sự khan hiếm của các sản phẩm nhà ở giá rẻ trong vòng hai năm qua.

Nghịch lý

Ông Paul Tostevin, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu của Savills vừa đưa ra một số nhận định đáng chú ý về tình hình thị trường bất động sản Việt Nam.
Thông tin với TTXVN, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của Savills cho biết, hiện tại, vấn đề về khả năng mua nhà với giá phải chăng là một thách thức toàn cầu lớn.
“Chúng tôi đã tiến hành nhiều nghiên cứu về quy mô chung của thị trường bất động sản nhà ở. Tổng giá trị của bất động sản toàn cầu tính đến cuối năm 2022 là 380.000 tỷ USD và phần lớn là phân khúc nhà ở”, TTXVN/Vietnam+ dẫn lời chuyên gia cho hay.
CapitaLand vừa thực hiện 'giao dịch bất động sản lớn nhất Đông Nam Á' với Vinhomes
Trong vòng ba năm qua, Savills đã chứng kiến sự tăng trưởng lên đến 19%. Đó là một phân khúc lớn và đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất thấp. Tuy nhiên, đã có những thay đổi đáng kể.
Bộ phận Nghiên cứu của Savills ghi nhận đà tăng lãi suất mạnh mẽ trong thời gian qua và đã làm áp lực lớn lên khả năng mua nhà của người dân. Hệ quả dẫn đến sự dịch chuyển sang thị trường cho thuê. Tuy nhiên, theo ông Tostevin, rõ ràng mong muốn mua sở hữu bất động sản của người dân trên toàn cầu vẫn còn rất lớn.
Thực trạng trên đẩy thị trường nhà ở trên toàn thế giới đối diện với một tình trạng nan giải.
Trên thực tế đã có nhiều giải pháp đến từ Chính phủ và những chính sách hỗ trợ nhà phát triển xây dựng nhà ở giá phải chăng, cũng như nhà ở phân khúc trung bình và cao cấp. Các giải pháp bao gồm việc thiết lập mục tiêu hoặc chỉ tiêu cho nhà ở giá phải chăng.
Nói thêm về những thách thức của thị trường BĐS Việt Nam và giải pháp tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, ông Paul Tostevin cho biết, thực tế hoạt động đầu tư xuyên biên giới thời gian qua đã giảm đi khá nhiều.
Khi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thường ưu tiên đầu tư ở các thị trường chính.
“Thị trường bất động sản Việt Nam đang tồn tại nghịch lý là có một số lượng lớn các sản phẩm không phù hợp. Thị trường đang có quá nhiều các sản phẩm hạng A và hạng B trong khi các sản phẩm hạng C với mức giá phù hợp với đại đa số người dân lại khan hiếm”, chuyên gia cấp cao của Savills trao đổi với báo Tuổi Trẻ.
Tuy vậy, theo ông, còn cơ hội đến khi tình hình tài chính và tài khóa toàn cầu minh bạch hơn. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm trong thời gian tới.
Giám đốc nghiên cứu toàn cầu của Savills lưu ý, thời gian qua, các nhà phát triển bất động sản nước ngoài thường tập trung phát triển sản phẩm cao cấp hơn để phù hợp với thương hiệu của mình khi đầu tư vào Việt Nam. Thực tế điều này cũng xảy ra ở nhiều thành phố trên thế giới.
Việt Nam: 149 năm mới bán hết bất động sản tồn kho của 1 công ty

Nhà ở vừa túi tiền

Chuyên gia Tostevin tin rằng Việt Nam vẫn có những lợi thế khi có dân số trẻ dồi dào và triển vọng mạnh mẽ về gia tăng thu nhập.
Đại diện Savills phân tích, việc thiếu nhà ở vừa túi tiền không phải là vấn đề chỉ xảy ra riêng ở Việt Nam mà là bài toán nhức nhối của rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, có nhiều thị trường đã đưa ra được một số giải pháp ấn tượng mà Việt Nam có thể học hỏi.
Ông Paul Tostevin dẫn ví dụ, Singapore đã thực sự đầu tư vào nhà ở giá cả phải chăng trên quy mô rộng. Hiện 90% dân số quốc gia này sống trong các căn hộ HDB do chính phủ sở hữu và quản lý với những chính sách ưu đãi đặc biệt cho người mua nhà lần đầu. Điều này đảm bảo rằng công dân có thể mua được nhà.
Cũng giống như vậy, ở Anh, nhà ở là một thách thức rất lớn nhưng chính phủ đã phát triển các loại hình nhà ở giá cả phải chăng khác nhau, trong đó có nhà ở xã hội. Để thu hút đầu tư vào phân khúc này, các chính phủ tung các chính sách hỗ trợ lớn như giảm thuế, ưu đãi đầu tư, mức lãi suất thấp cho người mua nhà...
Thực tế Việt Nam đã có một nền tảng chính sách khá tốt về nhà ở xã hội. Điều khó khăn chỉ là khâu thực thi và phát triển các dự án. Trước đây, các chủ đầu tư có thể đạt lợi nhuận cao hơn ở các phân khúc khác, do đó họ không muốn đầu tư vốn vào nhà ở xã hội với mức lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, các nhà phát triển địa ốc vẫn có những cơ hội lớn ở phân khúc nhà ở hạng C hay nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp lớn.
Chuyên gia cho rằng, nếu Chính phủ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các chính sách khuyến khích như hiện nay, vấn đề nhà ở vừa túi tiền hay bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp sẽ được cải thiện trong tương lai gần.

Việt Nam có cơ hội dẫn đầu khu vực về phát triển bền vững

Ông Tostevin chỉ ra rằng, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong người dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực phát triển bền vững.
Đại biểu Việt Nam cảnh báo thao túng bất động sản, đề cập vụ Evergrande ở Trung Quốc
Nhà đầu tư toàn cầu đang quan tâm nhiều hơn đến ESG (viết tắt của Environmental, Social, and Governance, tức là Môi trường, Xã hội và Quản trị). Vì vậy, cần đề ra một kế hoạch phát triển toàn diện bao gồm các biện pháp môi trường bền vững.
Cùng với đó là những tiêu chuẩn bền vững về xã hội, đảm bảo quá trình phát triển dự án có các biện pháp an toàn, có chính sách bảo vệ người lao động, quá trình di dân, giải phóng mặt bằng.
“Tôi nghĩ rằng điều này chắc chắn là một xu hướng mà chúng tôi thấy trên toàn cầu đối với những nhà đầu tư, khi họ chuyển đến một thị trường để mua một tài sản hoặc phát triển dự án thì nơi đó cần đạt các tiêu chí rõ ràng”, ông lưu ý.
Khi đề cập đến ESG, nếu địa điểm đó không đạt được những yêu cầu cơ bản trong chính sách phát triển của doanh nghiệp, họ không thể đầu tư.
Điều này cũng sẽ trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp thuê mua bất động sản, đặc biệt là các tập đoàn toàn cầu sẽ muốn thấy điều đó trong chuỗi cung ứng của họ.
Đại diện Savills nhắc lại, yếu tố ESG sẽ tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của ngành bất động sản. Các quốc gia cần xây dựng chính sách và nền tảng luật tạo sự minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đánh giá xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất chất bán dẫn đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang được nhiều tập đoàn lớn của thế giới quan tâm là chủ đề thú vị, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của Savills cho rằng, Việt Nam đã có một nền tảng trong ngành và có tiềm năng phát triển bao gồm cả yếu tố địa chính trị và kết nối thương mại và chính sách.
“Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội lớn và có tiềm năng cho lĩnh vực logistics và sản xuất”, ông Paul Tostevin bày tỏ.
Thủ tướng yêu cầu chính sách khuyến mại tín dụng đặc biệt dành cho dự án bất động sản
Theo chuyên gia, hiện tại, 60% sản xuất chip trên toàn cầu nằm trong tay TSMC (Tập đoàn sản xuất chip của Đài Loan (Trung Quốc). Mục tiêu của họ là đa dạng hóa cả về sản xuất và nơi sản xuất chip.
Hiện các Chính phủ áp dụng nhiều chương trình khuyến khích khác nhau để hỗ trợ điều này ở cấp địa phương. Chẳng hạn, Mỹ đã có Chương trình CHIPS and Science Act trị giá 50 tỷ USD nhằm hỗ trợ quá trình tái thiết lập dây chuyền sản xuất chất bán dẫn.
Ở châu Âu, cũng có một chính sách tương tự về vi mạch. Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang theo đuổi cơ hội trong lĩnh vực này.
Theo đại diện Savills, Chính phủ cần phải cung cấp quỹ đất, thiết lập các khu kinh tế đặc biệt, đảm bảo cơ sở hạ tầng hỗ trợ và nhà ở giá phải chăng cho người lao động.
“Tôi thấy Việt Nam đang ở một vị trí thuận lợi với sự phát triển nguồn nhân lực và sức lao động tương đối rẻ hơn và cơ sở hạ tầng và kết nối đang được cải thiện. Điều này có thể là một cơ hội hấp dẫn”, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của Savills tin tưởng.
Thảo luận