"Trước đây "Chiến lược răn đe thích ứng" đề xuất kết hợp khả năng của Hàn Quốc và Hoa Kỳ để chống lại vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nhưng trên thực tế, vai trò cơ bản trong răn đe hạt nhân và răn đe thông thường đều do Hoa Kỳ đảm trách. Hàn Quốc cũng phải chịu trách nhiệm răn đe với sự hỗ trợ của vũ khí thông thường, nhưng nhiệm vụ chính của Seoul là tạo lập hệ thống phòng thủ tên lửa ba trục của riêng mình. Mà hệ thống này đã không hoạt động trong sự ràng buộc hoàn toàn với Hoa Kỳ", - chuyên gia giải thích.
Tăng cường vai trò răn đe trong sự phối hợp có tổ chức với Hoa Kỳ
"Thật khó nói chính xác điều gì đã thay đổi, bởi chưa ai nhìn thấy văn bản. Nhưng nếu tuyên bố về việc truyền thông tin từ các vệ tinh cảnh báo sớm của Mỹ là hiện thực, như vậy sẽ có nghĩa là cần phải đưa sửa đổi vào kế hoạch tác chiến. Do đó, tôi nghĩ rằng kết quả chính phản ánh trong Chiến lược cập nhật là Tuyên ngôn Washington và Hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Trại David, đồng thời bắt đầu khai thác sử dụng khả năng của Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong lĩnh vực răn đe một cách có tổ chức hơn", - ông Yang-wook nhận xét.