"Tôi không ngờ rằng gần một nửa trong số họ muốn ở lại đây. Đó là một bất ngờ lớn đối với chúng tôi", - tác giả chính của phóng sự điều tra Karen-Inge Karstoft từ Đại học Copenhagen nói.
Theo bà Karstoft, việc người Ukraina không muốn trở về quê hương có thể là do chiến sự kéo dài nên nhiều người trong số họ đã cố gắng thu xếp cuộc sống mới ở Đan Mạch.
"Chúng tôi thấy cả một nhóm người đã sinh cơ lập nghiệp và bén rễ trong xã hội. Nhiều người đã tìm được việc làm, cho con cái đi học, v.v.”, - nhà nghiên cứu nhận xét.
Nhưng việc tái thiết đất nước sẽ mất một khoảng thời gian rất lớn, vì vậy không khó để hiểu rằng ý tưởng ở lại Đan Mạch có vẻ hấp dẫn, Karstoft nói.
Các nhà nghiên cứu cũng “nhận thức được” rằng phần lớn người tị nạn Ukraina muốn ở lại Đan Mạch thực sự cảm thấy tốt hơn những người khác, cả về tinh thần và thể chất.
"Người ta sẽ nghĩ rằng những người yên ổn nhất, những người tràn đầy năng lượng và lạc quan nhìn về tương lai sẽ muốn trở về Ukraina và tham gia vào quá trình tái thiết đất nước. Tất nhiên, đối với một số người thì điều đó chính xác là như vậy, nhưng bức tranh tổng thể cho thấy rằng những người muốn ở lại lâu dài lại thích nghi tốt hơn những người khác”, - bà Karstoft nói thêm.
Như Đài phát thanh Đan Mạch lưu ý, chế độ hỗ trợ đặc biệt dành cho người Ukraina sẽ hết hạn vào ngày 17/3/2025, sau ngày đó họ sẽ phải trở về quê hương, trừ khi được cấp quy chế tị nạn chính thức hoặc được cấp giấy phép cư trú theo một trong những chương trình hiện có.