Samsung “hắt hơi”, kinh tế Bắc Ninh lập tức “bị sổ mũi”

Bắc Ninh - thủ phủ công nghiệp miền Bắc Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng âm năm 2023, điều hiếm thấy sau nhiều năm.
Sputnik
Tuổi Trẻ dẫn ý kiến một đại diện từ Tổng cục Thống kê cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến Bắc Ninh chịu tăng trưởng âm 6,18% so với cùng kỳ năm 2022 được chỉ ra là do xuất khẩu của Samsung trên địa bàn giảm sâu.
Ngoài ra, tỉnh cũng lưu ý về một số mặt tồn tại, hạn chế, cả khách quan lẫn chủ quan khiến kinh tế Bắc Ninh khó duy trì được vị thế “top đầu” như các năm trước trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.

Hiếm thấy: Bắc Ninh ước tính tăng trưởng âm 6,18%

Lao động cho biết, UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Theo báo cáo, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 của tỉnh Bắc Ninh ước đạt 134.810 tỷ đồng, âm 6,18% so với cùng kỳ năm 2022.
Nếu nhìn vào tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh các năm gần đây, cụ thể, năm 2017 đạt 19,12%, năm 2018 đạt 10,6%, năm 2019 đạt 1,1%, năm 2020 đạt 1,36%, năm 2021 đạt 6,9%, năm 2022 đạt 7,39% thì ước định GRDP năm nay với mức âm 6,18% gây bất ngờ với nhiều người.
Bắc Ninh – địa phương được xem là “thủ phủ công nghiệp” miền Bắc Việt Nam. Tỉnh này thường xuyên nằm trong top các địa phương có mức tăng trưởng cao nhất nước. Vietnamnet, Lao động đều lưu ý rằng, mức tăng trưởng âm 6,18% là “điều chưa từng có” trong hàng thập kỷ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Đáng nói, GRDP âm 6,18% còn tệ hơn mức tăng trưởng thời điểm dịch bệnh Covid-19 căng thẳng. Điển hình, giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra và kể cả thời gian đầu sau khi Covid-19 lắng xuống, kinh tế Bắc Ninh vẫn tăng trưởng dương. Tỉnh này tăng trưởng năm 2020 là 1,36%, năm 2021 là 6,9% và năm 2022 là 7,39%. Chưa hề có mức âm 6,18% như ước tính tại báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Intel, Samsung, Foxconn không dại gì rút khỏi Việt Nam
Cùng với đó, Bắc Ninh cũng có nhiều chỉ tiêu khó đạt theo kế hoạch đặt ra, như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 78,9% kế hoạch; thu ngân sách nhà nước đạt 88,4% dự toán…
Cùng với đó, nêu tại báo cáo, theo Lao động, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cũng thừa nhận một số tồn tại hạn chế về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; ô nhiễm môi trường còn phức tạp, đặc biệt là ô nhiễm làng nghề; thiết chế văn hóa tại các xã giáp khu công nghiệp còn thiếu; việc tiếp cận một số chính sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là liên quan đến thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn kế hoạch 0,6%, số lao động mất việc, giảm giờ làm tăng và chỉ số sử dụng lao động giảm 7,45%.
UBND tỉnh Bắc Ninh cho hay, năm 2023 giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho hơn 12.000 lao động, tăng 4,3% so với năm 2022.

Các chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra của Bắc Ninh

Trước đó, hồi đầu năm nay tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên địa bàn năm 2023 đạt 6,5-7% so với cùng kỳ năm 2022.
Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh ghi nhận, ước cả năm 2023, tỉnh này có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra.
1.
Thu nhập bình quân đầu người 70 triệu đồng (vượt 0,7% so kế hoạch).
2.
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 65,7 nghìn tỉ đồng (vượt 9,5% so kế hoạch)
3.
Thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp đạt 1.400 triệu USD (vượt 16,7% so kế hoạch).
4.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 91.667 tỉ đồng (vượt 6,8% so kế hoạch).
5.
Tỷ lệ đô thị hóa 60,3% (vượt 15,3% so kế hoạch)
6.
Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2023 còn 0,84% (vượt 0,06% kế hoạch).
7.
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt 96% (vượt 1% so kế hoạch). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn được thu gom, tự xử lý, vận chuyển, xử lý tập trung đạt trên 90% (đạt kế hoạch).
Samsung được Việt Nam ưu ái thế nào?

Nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng âm

Về nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, kết quả phát triển kinh tế xã hội chưa được như mong đợi, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, khách quan là do tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, phức tạp, khó lường, vượt quá khả năng dự báo.
Lãnh đạo tỉnh cũng cho biết thêm, kinh tế Bắc Ninh có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài; thị trường bất động sản, sản xuất công nghiệp điện tử gặp nhiều khó khăn.
Ở góc độ chủ quan, theo UBND tỉnh Bắc Ninh, công tác nắm bắt, dự báo tình hình có lúc còn chưa sát.
Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, chất lượng thấp.
“Một số cơ quan, đơn vị, cán bộ có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai, giải quyết kéo dài thời gian”, - báo cáo nêu.
Tỉnh cũng thừa nhận còn thiếu chủ động trong tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và các biện pháp, giải pháp có tính đột phá để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Con số ấn tượng 48 tỷ USD của Samsung có sự hỗ trợ tuyệt vời của Việt Nam
Đồng thời, việc phân cấp, phân quyền ở một số lĩnh vực chưa triệt để, nhất là đối với những vấn đề phát sinh mới.

Xuất khẩu của Samsung giảm sâu

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, một đại diện của Tổng cục Thống kê lưu ý, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh năm nay âm là do xuất khẩu của Samsung giảm sâu.
Theo đó, đây được đánh giá là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới thủ phủ công nghiệp Bắc Ninh rơi vào tăng trưởng âm.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy rằng, trong 10 tháng của năm nay, xuất khẩu sản phẩm điện thoại và linh kiện (phần lớn do Samsung xuất khẩu) đạt khoảng 44,02 tỷ USD, bằng 87,4% cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê với xu hướng khó khăn như hiện nay sẽ có 5-6 tỉnh của Việt Nam có thể chịu tăng trưởng âm trong năm nay.
Tuy vậy, bên cạnh các tỉnh có tăng trưởng kinh tế âm, vẫn có một vài địa phương có tăng trưởng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.
Samsung có thể gây bất ngờ cho xuất khẩu mặt hàng tỷ đô của Việt Nam
Thảo luận