Ông Sarkozy nói rằng ông phản đối việc Ukraina và Georgia gia nhập NATO trong nhiệm kỳ tổng thống của ông (2007-2012) và cuộc xung đột ở Ukraina không làm ông thay đổi quan điểm.
"...Ukraina có mọi quyền để tự vệ. Tuy nhiên, thật sai lầm khi cố gắng bằng mọi giá để bảo vệ tư cách thành viên của Ukraina trong NATO. Điều cần thiết của Ukraina tất nhiên vốn phải duy trì là một quốc gia trung lập, với sự đảm bảo an ninh rất mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và phấn đấu một lần nữa trở thành cầu nối giữa Nga và châu Âu”, - cựu tổng thống nói với ấn phẩm.
Ông Sarkozy bày tỏ tiếc nuối vì đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kết thúc đối thoại với Liên bang Nga quá sớm.
Theo lời ông Sarkozy, “ông ấy đã đúng khi cố gắng tiến hành một cuộc đối thoại với Tổng thống (LB Nga Vladimir) Putin, và tôi rất lấy làm tiếc vì ông ấy đã không tiếp tục cuộc đối thoại này, như tôi đã làm vào năm 2008,” trong bối cảnh các sự kiện ở Georgia.
“Khi đó, cuộc khủng hoảng đã được khắc phục trong vòng vài ngày”, - ông Sarkozy nói.
Verkhovna Rada của Ukraina vào tháng 12 năm 2014 đã sửa đổi hai luật, từ bỏ tư cách nhà nước không thuộc khối nào. Vào tháng 2 năm 2019, quốc hội Ukraina đã thông qua những thay đổi trong hiến pháp, củng cố đường lối của nước này trong EU và NATO. Ukraina đã trở thành quốc gia thứ sáu nhận được quy chế đối tác NATO với những khả năng mở rộng. Vào cuối tháng 9 năm 2022, ông Zelensky tuyên bố Ukraina đang nộp đơn xin để được sớm gia nhập NATO.