Liệu thế giới đã sẵn sàng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch để đạt mức phát thải 0 vào năm 2050?

MATXCƠVA (Sputnik) – Lời kêu gọi của Hội nghị Khí hậu Liên Hợp Quốc (COP28) chỉ nói về việc từ nay đến năm 2050 sẽ chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch theo từng giai đoạn, chứ không phải là loại bỏ hoàn toàn thứ nhiên liệu này.
Sputnik
Điều đó cho thấy thế giới vẫn chưa sẵn sàng ngừng hoàn toàn việc sử dụng dầu khí, thứ mà các nước cần hơn là tăng trưởng kinh tế.
Đó là tuyên bố do ông Maxim Kanishchev, Giám đốc điều hành công ty "Rusenergoproekt" chuyên phát triển các giải pháp phần mềm và công nghệ để khử carbon có lợi cho ngành công nghiệp nêu ra với Sputnik.
Hôm thứ Tư, Ban thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã công bố văn bản dự thảo mới về Kiểm kê kết quả toàn cầu tại COP28. Trong văn kiện này thừa nhận sự cần thiết phải từ bỏ nhiên liệu hóa thạch để đạt được thành tựu mức phát thải bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, tài liệu này cũng không yêu cầu "loại bỏ dần đến hết", như các nước phương Tây và hàng loạt quốc đảo đòi hỏi.
Các nước OPEC+ đồng ý cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu

Cần hiểu rõ khái niệm trên cơ sở thực tế

"Sở dĩ có quyết định như vậy, trước hết là vì thế giới vẫn như trước đây cần có tăng trưởng kinh tế. Đây là chỉ số cơ bản đánh giá sự phát triển của các nước trên thế giới. Và toàn bộ thời gian qua, tất cả đều hiểu ra rằng quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ không thể đảm bảo mang lại mức tăng trưởng tương tự như khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch", - ông Kanishchev giải thích để trả lời cho câu hỏi, tại sao ông cho rằng quyết định được đưa ra là chuyển từ ý tưởng "loại bỏ dần" nhiên liệu hóa thạch sang công thức "theo từng giai đoạn".

Ngoài ra, theo quan điểm của chuyên gia Nga, công thức này được áp dụng bởi trên thực tế, hiện nay có tiềm năng lớn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, đồng thời có thể duy trì khối lượng sản xuất công nghiệp, cho phép cắt giảm phát thải khí nhà kính đến hàng chục phần trăm.
Thảo luận