Các chuyên gia nhận thấy tiền đề cho những "thiên nga đen" có thể khiến kinh tế thế giới chao đảo

Matxcơva (Sputnik) - Các nhà tài chính vắt óc trong nhiều thập kỷ để giải quyết bí ẩn chính của nền kinh tế thế giới - làm thế nào để dự đoán sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo.
Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, các chuyên gia đều nói lên ý kiến rằng, cần phải tìm kiếm nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên thị trường thực phẩm, bằng cách nghiên cứu tình trạng di cư của người dân và những đặc thù của dịch vụ hậu cần toàn cầu. Tất nhiên, cần phải chú ý đến các chỉ số tài chính: thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế lớn nhất, sự suy giảm thương mại toàn cầu và tình hình trên thị trường nhà ở.
Một số dấu hiệu nhất định về những “thiên nga đen” mới có sự tương đồng với cuộc khủng hoảng toàn cầu đã được quan sát thấy: nợ công của Mỹ chạm mức cao kỷ lục, đứt gãy các chuỗi cung ứng và các lệnh trừng phạt kéo dài mãi. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, các chuyên gia đều nói lên ý kiến rằng, mặc dù một số thị trường và ngành nhất định đang “quá nóng”, nhưng vẫn còn quá sớm để nói về sự khởi đầu của một khủng hoảng mới. "Thiên nga đen" chính chưa được ghi nhận.

“Nhìn chung, mọi thứ đang được thảo luận: sự suy thoái ở Trung Quốc, suy thoái kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ, nợ công của các nước phát triển - đều nằm dưới sự kiểm soát của các chính trị gia và chính quyền. Và do đó, không nên chờ đợi những hiện tượng khó lường và không thể được dự đoán. Hiện nay, trong nền kinh tế toàn cầu có khá nhiều vấn đề, nhưng không có vấn đề nào trong số đó có vẻ nghiêm trọng cả", - ông Valery Emelyanov, một chuyên gia về thị trường chứng khoán tại ngân hàng đầu tư BCS World of Investments, cho biết.

Chuyên gia: cuối năm 2024 thị trường dầu mỏ sẽ phụ thuộc vào nước nào

Dự báo kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn

Nguồn gốc của các cú sốc là sự mất cân bằng đáng kể trong nền kinh tế, - chuyên gia Mikhail Nikolaev, giám đốc nhóm phân tích xếp hạng tín nhiệm thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm của Nga (ACRA), lưu ý. Một ví dụ là thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ công của Mỹ. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi tháng 10: năm 2023, nợ chính phủ của Mỹ vượt mốc 33 nghìn tỷ USD, tương đương 123% GDP.

"Nợ công của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ vỡ nợ của hệ thống tiền tệ toàn cầu. Ở giai đoạn đầu, đúng theo kịch bản của các bộ phim Viễn Tây (Western), các quốc gia nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều nhất sẽ bị dọa dẫm: "nếu bạn không mua chứng khoán Mỹ thì chúng tôi sẽ tuyên bố vỡ nợ, sau đó bạn sẽ mất tất cả", - chuyên gia Alexander Arsky, Phó Giáo sư Khoa Hậu cần tại Đại học Tổng hợp Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nói.

Trong khi đó, nợ công toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 92 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm khoảng 91% GDP toàn cầu, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Đồng thời, IMF coi mức an toàn là 60% GDP. Phần lớn số nợ (gần 70%) là của các nước phát triển, chủ yếu là các quốc gia thuộc nhóm G7.
Theo chuyên gia Maxim Osadchy, người đứng đầu bộ phận phân tích của Ngân hàng BKF, nên chú ý đến một yếu tố quan trọng khác - xác suất vỡ nợ trong nước. Yếu tố này có thể được xác định thông qua các hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS). Chuyên gia giải thích, nếu tổ chức phát hành đứng đầu bảng xếp hạng về tỷ lệ CDS thì khả năng vỡ nợ là rất cao.
“Ví dụ, các quốc gia có vị trí xấu nhất trong bảng xếp hạng về tỷ lệ CDS 5 năm là Ai Cập (1282,63 điểm), Thổ Nhĩ Kỳ (335), Nam Phi (235,4), Brazil (146,2), Israel (109,9). Các quốc gia này đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Để so sánh, tỷ lệ CDS 5 năm ở Mỹ là 43,2 điểm và ở Thụy Sĩ - chỉ 7,5 điểm (hầu như không có nguy cơ vỡ nợ)", - chuyên gia giải thích.
Man theo dõi sự tăng trưởng cổ phiếu trên điện thoại thông minh của mình.
Theo chuyên gia Nikolaev từ ACRA, nguồn gốc của cú sốc cũng có thể là thương mại toàn cầu tụt dốc. Số liệu thống kê về các nền kinh tế lớn nhất mà Sputnik xem xét cho thấy sự chậm lại. Chẳng hạn, xuất khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay giảm gần 3% so với năm ngoái, xuống còn 105,9 tỷ USD, và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong cùng kỳ đã giảm 24% xuống còn 316 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang EU cũng có diễn biến tiêu cực: trong một năm qua đã giảm 17,5%, xuống còn 424,1 tỷ USD. Xuất khẩu từ châu Âu sang Trung Quốc giảm 1,9%, xuống còn 182,6 tỷ USD. Xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu giảm 2,5%, xuống còn 281,21 tỷ USD. Xuất khẩu từ châu Âu sang Mỹ giảm 1,3%, xuống 404,03 tỷ USD.
Chuyên gia Osadchiy cho biết thêm, những vấn đề trên thị trường bất động sản cũng là một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Ví dụ, lãi suất cho các khoản vay thế chấp lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm trung bình ở Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2000. Không phải mọi thứ đều ổn ở EU: theo dữ liệu mới nhất của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), doanh số bán nhà đã giảm so với năm 2022 tại 13 trong số 14 quốc gia công bố dữ liệu.
Sự kiện ‘thiên nga đen’ và tâm lý đám đông kéo chứng khoán Việt Nam suy giảm kỷ lục

Thiên Nga Đen vẫn chưa đến

Điều đáng chú ý là tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đều là những hiện tượng khó lường và không thể được dự đoán trước được.
"Những sự kiện xảy ra trước các cuộc khủng hoảng hầu như không bao giờ lặp lại; các cuộc khủng hoảng nảy sinh theo từng kịch bản riêng lẻ. Như thường lệ, cuộc khủng hoảng toàn cầu mới xảy ra đột ngột do các nguyên nhân mà ngày nay không ai coi đó là vấn đề", - chuyên gia Lazar Badalov, phó giáo sư, giảng viên Khoa Kinh tế tại Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN University) cho biết.
Theo chuyên gia Badalov, cuộc khủng hoảng tương lai có thể phát sinh bên ngoài lĩnh vực kinh tế. Ví dụ, các vấn đề về nhân khẩu học và di cư được thúc đẩy bởi nguy cơ nạn đói ở các nước nghèo cũng có thể kích hoạt khủng hoảng.
"Không nên tìm kiếm nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở thị trường tài chính. Rất có thể cuộc khủng hoảng mới đang hình thành trên thị trường thực phẩm, trong lĩnh vực di cư và do sự gián đoạn của các tuyến đường hậu cần", - ông Badalov lưu ý.
Tuy nhiên, chúng ta không nên buồn. Ví dụ, chuyên gia Osadchy tin rằng, “thiên nga đen” mới có thể khiến kinh tế thế giới chao đảo vẫn chưa đến. Đồng thời, chuyên gia kêu gọi chú ý đến sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu: điều này có thể gây ra những cú sốc trong tương lai. Chuyên gia nhận định:
"Những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu trong nền kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng, dẫn đến sự phân mảnh và sự mất cân bằng toàn cầu, đặc biệt là do làn sóng trừng phạt. Các đường đứt gãy mới giữa các quốc gia có thể trở thành nguyên nhân gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu".
Gần 80% người Mỹ tin nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng "kém cỏi"
Thảo luận