Hành động khiêu khích Hàn Quốc và Mỹ khiến gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự trên bán đảo Triều Tiên

Mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul đã đạt đến mức độ căng thẳng mới. Khả năng thống nhất hòa bình trên bán đảo Triều Tiên hiện gần như bị loại trừ. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm giảm leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên và ủng hộ chủ quyền của CHDCND Triều Tiên.
Sputnik
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa chiến tranh với Hàn Quốc trong trường hợp vi phạm lãnh thổ nước này dù là nhỏ nhất. Ông cũng bãi bỏ các cơ cấu giám sát hợp tác và thống nhất giữa miền Bắc và miền Nam. Điều này đã được Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên đưatin vào thứ ba. Ông Kim Jong-un cũng tuyên bố: Bình Nhưỡng không công nhận đường biên giới trên biển trên thực tế giữa hai nước, ranh giới phân chia phía Bắc, đồng thời kêu gọi thay đổi hiến pháp để cho phép chiếm đóng Seoul trong chiến tranh.
Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho rằng trong trường hợp Triều Tiên khiêu khích, Hàn Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Viện Trung Quốc và Châu Á hiện đại Konstantin Asmolov dự đoán căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa trên bán đảo Triều Tiên
Nước cờ khôn ngoan: Triều Tiên tìm đến Nga như một đồng minh thứ hai sau nhiều năm “lạnh nhạt”

“Bình Nhưỡng trước đó đã cảnh báo rằng họ sẽ biến Seoul thành biển lửa, và đáp trả là những lời đe dọa tung đòn thậm chí còn mạnh hơn. Điều quan trọng hơn là cả miền Bắc và miền Nam đều nhận ra thực tế: các bên đã rời xa nhau quá nhiều đến mức việc lập bất kỳ kế hoạch thống nhất nào đềutrở nên vô nghĩa. Ở miền Nam, họ nghĩ đến điều này sớm hơn nhiều; các kế hoạch của họ không dựa trên một liên minh mà dựa trên sự sáp nhập, thâu tóm miền Bắc. Hiến pháp của nó nói rằng lãnh thổ của Hàn Quốc baogồm toàn bộ bán đảo. Trên thực tế, miền Bắc đã đi đến mô hình tương tự, nhưng Bình Nhưỡng hiểu rằng rất khó giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Mỹ và đồng minh. Ngoài ra, có khả năng nó sẽ nhanh chóng leo thang thành xung đột liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tình hình rất có thể đang chuyển sang giai đoạn Chiến tranh Lạnh, khi miền Bắc và miền Nam sẽ đưa ra nhiều tuyên bố hiếu chiến. Cuộc chạy đua vũ trang sẽ gia tăng đáng kể, nhưng đồng thời các bên sẽ không vượt qua ranh giới cực kỳ nguy hiểm”, - Asmolov lưu ý.

Hàn Quốc phảichịutrách nhiệm về tình hình ngày càng tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên

Việc Seoul tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản để kiềm chế Triều Tiên khiến leo thang kích động, - Jin Xiangdong, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Hạ Môn, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Hàn Quốc là bên đầu tiên thực hiện một số động thái theo hướng leo thang. Ví dụ, năm ngoái đã có những thay đổi nhân sự trong Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan chính của quốc gia chịu trách nhiệm về quan hệ với CHDCND Triều Tiên, và Bộ trưởng mới đã có quan điểm cứng rắn hơn đối với CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc không ngừng phát triển hợp tác quân sự với các nước đồng minh như Mỹ và Nhật Bản, họ đang thúc đẩy chiến lược kiềm chế Bình Nhưỡng, đồng thời cũng triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ởchếđộ thời gian thực. Trong năm qua, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và đôi khi là Australia đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quanh bán đảo Triều Tiên. Về phía CHDCND Triều Tiên, để đáp trả các hoạt động quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc hoặc Nhật Bản và Hàn Quốc, họđã liên tục phóng tên lửa”, - chuyên gia Trung Quốc nêu rõ.

Ông Kim Jong Un: Triều Tiên không muốn chiến tranh nhưng không có ý định tránh nó

Trung Quốc sẽ nỗ lực ngăn chặn đối đầu quân sự công khai

Trước áp lực quân sự-chính trị ngày càng tăng từ Hàn Quốc và Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc sẽ nỗ lực ngăn chặn đối đầu quân sự công khai trên bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Konstantin Asmolov nêu ý kiến.

“Trung Quốc sẽ tác động đến tình hình thông qua cả Hàn Quốc và cả CHDCND Triều Tiên. Trong bối cảnh cuộc đối đầu đang diễn ra với Mỹ, gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là điều không cần thiết đối với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ chính trị và ngoại giao vì chủ quyền của Triều Tiên cũng như các biện pháp nhằm giảm căng thẳng. Nếu Mỹ và các đồng minh của họ một lần nữa quyết định xóa Triều Tiên khỏi bản đồ thế giới, thì Bắc Kinh sẽ nhắc lại rằng tình nguyện viên nhân dân Trung Quốc đã từng hy sinh mạng sống ở đó để bảo vệ Triều Tiên”, - Konstantin Asmolov khẳng định.

Chính sách của Mỹ và các vệ tinh của nước này nhằm tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của CHDCND Triều Tiên không góp phần giải quyết các vấn đề trong khu vực; Moskva kêu gọi từ bỏ các bước dẫn đến leo thang căng thẳng quanh bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố điều này hôm thứ Ba trong cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Triều Tiên Choi Song Hui ở Moskva.
Thảo luận