Bệnh X. Tại sao thế giới phải chuẩn bị cho đại dịch do một mầm bệnh mà nhân loại chưa biết đến

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos đã đưa vào chương trình nghị sự của mình một cuộc thảo luận về "căn bệnh X" có khả năng gây ra đại dịch quy mô quốc tế do một mầm bệnh mà nhân loại chưa biết đến gây ra.
Sputnik
Căn bệnh được cho là sẽ nguy hiểm không kém Covid-19. Những dự báo đáng sợ chính xác đến mức nào? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Căn bệnh X có thể xuất phát từ đâu?

Hiện nay trên thế giới đang lưu hành rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể gây ra đại dịch: SARS, MERS, Ebola, Zika, cúm gia cầm. Các nhà khoa học cảnh báo về tác nhân gây bệnh X vẫn chưa được biết đến. WHO đã đưa ra khái niệm này vào năm 2018, thậm chí trước cả đại dịch Covid. Vào cuối năm 2022, một nhóm nghiên cứu gồm ba trăm chuyên gia đã bắt đầu săn tìm virus mới.
Bất kỳ vi sinh vật hoặc tác nhân sinh học nào có thể trở thành "mầm bệnh X" : virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, prion. Theo số liệu thống kê, từ năm 1940 đến năm 2004, hơn một nửa số bệnh truyền nhiễm có tính chất vi khuẩn và 1/4 là do virus hoặc mầm bệnh prion gây ra.
Nhiều dịch bệnh lây lan từ động vật hoang dã sang người. Nhưng không thể loại trừ khả năng mầm bệnh nhân tạo rò rỉ phòng thí nghiệm. Các chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ sử dụng vũ khí sinh học và nhửng hành động khủng bố sinh học. Đã có tiền lệ. Ví dụ, vào năm 2001, một nhà vi trùng học người Mỹ đã gửi thư chứa bào tử bệnh than tới một số nhà báo và chính trị gia. Kết quả là có 5 ca tử vong trong số 22 ca nhiễm bệnh.
Các nhà khoa học ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ung thư trên thế giới gia tăng ở giới trẻ

Vượt qua rào cản về loài

Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phân tích tất cả các sự kiện kể từ năm 1963 dẫn đến ít nhất 50 ca tử vong, cũng như các đại dịch cúm lớn trong lịch sử và rút ra kết luận rằng, các đợt bùng phát virus đã trở nên thường xuyên hơn. Hầu hết các dịch bệnh trong thế kỷ 20 đều do virus lây truyền từ động vật sang người, lây lan giữa các loài động vật và có thể lây nhiễm sang người.
Các nhà khoa học ước tính rằng, năm mầm bệnh bao gồm virus Ebola và virus Marburg, virus SARS-CoV-1, virus Nipah và virus Machupo là nguyên nhân gây ra 3.150 sự kiện. Và số liệu thống kê ngày càng tệ hơn. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, đến năm 2050 số nạn nhân sẽ tăng gấp 12 lần.
Phát biểu tại hội thảo "Chẩn đoán phân tử - 2023", ông German Shipulin, Giám đốc Hoạt động Nghiên cứu và Sản xuất của Trung tâm Lập kế hoạch Chiến lược và Quản lý Rủi ro Sức khỏe thuộc Cơ quan y sinh Liên bang Nga (FMBA), dẫn ví dụ về cúm gia cầm đã vượt qua rào cản về loài.
Vào năm 2022-2023 đã ghi nhận một đợt bùng phát lớn ở các loài chim trên khắp thế giới. Có chín nghìn ổ dịch ở 41 quốc gia, giết chết 69 triệu chim. Theo nhà khoa học, sự tái tổ hợp (trộn lẫn các bộ gen) đã xảy ra giữa chủng H5N1 có độc lực cao và chủng hải âu H13. Kết quả là đã nảy sinh một dị nhân nguy hiểm - dòng 2.3.4.4.b. H5Nx.
Virus cúm gia cầm đã trở nên nguy hiểm hơn đối với con người. Các đột biến đã được xác định trong virus này giúp tăng cường độc lực trong quá trình lây lan sang động vật có vú. Ví dụ, kể từ năm 2014, ở Trung Quốc trong số 88 người nhiễm bệnh có 31 ca tử vong - tỷ lệ tử vong rất cao.
Tất cả các trường hợp này đều xảy ra sau khi con người tiếp xúc với chim. Tuy nhiên, các thí nghiệm ở Hà Lan và Nhật Bản đã chỉ ra rằng, chỉ cần thực hiện một vài thay đổi trong bộ gen là đủ để virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Bộ Y tế Việt Nam lưu ý người dân về bệnh hô hấp gia tăng ở nhiều nước

Vụ rò rỉ phòng thí nghiệm hay khủng bố sinh học?

Omicron "tàng hình" BA.2 (dòng có liên quan gần gũi của virus corona SARS-CoV-2) tích lũy hơn 30 đột biến trong protein gai. Ông Shipulin chỉ ra rằng, vẫn chưa rõ dòng này bắt nguồn từ khi nào và ở đâu. Điều này làm nảy sinh giả thuyết rằng virus đã được chỉnh sửa một cách nhân tạo. Một báo cáo gần đây của Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi (CSET) tại Đại học Georgetown, Hoa Kỳ, phân tích khoảng bảy nghìn bài báo dành cho việc nghiên cứu tăng/giảm chức năng.
Các nhà khoa học đang cố gắng thay đổi các đặc điểm của mầm bệnh như tốc độ nhân lên, khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, khả năng sống sót của vật chủ, khả năng kháng thuốc và vắc xin. Đi đầu trong lĩnh vực này là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Anh.
Không nên bỏ qua khả năng virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Viện Virus học Vũ Hán đã tiến hành nghiên cứu chức năng của virus Corona ở dơi với sự hỗ trợ tài chính từ Viện Y tế quốc gia (NIH), Mỹ. Cho đến nay vẫn chưa có cuộc điều tra kỹ lưỡng về những gì đã xảy ra ở đó.
Trong khi đó, ông Shipulin nhắc nhở về quan điểm của viện sĩ Viktor Maleev: "Lây nhiễm là một điều tự nhiên tuân theo quy luật riêng của nó. Tại sao lại nói về vũ khí sinh học? Thiên nhiên là kẻ khủng bố sinh học lớn nhất".
Việt Nam đề nghị cung cấp thông tin về bệnh hô hấp ở Trung Quốc

100 ngày để chống chọi với bệnh X

Hiện nay, virus truyền từ động vật là ứng cử viên chính cho vai trò tác nhân gây bệnh X. Các nhà khoa học ước tính có khoảng một triệu rưỡi mầm bệnh đang tồn tại mà chúng ta chưa biết đến, hơn một nửa trong số đó có khả năng lây lan sang người. Các nhà khoa học của Pháp và Đức cho rằng, đại dịch tiếp theo rất có thể xuất phát từ những khu vực có độ đa dạng loài cao, vì nhiều loài động vật là ổ chứa tự nhiên của virus.
Dơi là ổ chứa tự nhiên của nhiều loại virus mới. Tại sao vẫn chưa rõ. Điều may mắn là hầu hết các bệnh nhiễm trùng từ động vật chỉ gây dịch bệnh lẻ tẻ. Nhưng, những rủi ro bổ sung được tạo ra bởi sự lây truyền bằng đường không khí, tỷ lệ đột biến và nhân bản cao.
Và chính con người cũng góp phần gây ra đại dịch. Đây là sự di chuyển của con người trên khắp thế giới, nạn phá rừng, chăn nuôi động vật hoang dã trong các trang trại để lấy thịt và lông, cũng như việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, đô thị hóa toàn cầu, mật độ dân số cao và biến đổi khí hậu.
Tổ chức ​​quốc tế - Liên minh Các sáng kiến Ứng phó Dịch bệnh (CEPI) được thành lập để chống lại đại dịch thông qua việc phát triển nhanh chóng vắc xin. CEPI đặt mục tiêu phát triển 1 loại vắc xin mới chống lại "căn bệnh X" tiềm ẩn trong 100 ngày kể từ khi WHO xác định mối nguy đại dịch. Nhà báo khoa học của tổ chức Kate Kelland đã mô tả triển vọng này trong cuốn sách "Nhiệm vụ 100 ngày".
Với COVID-19, phải mất 326 ngày kể từ khi bùng phát dịch bệnh, vắc xin mới bắt đầu được thử nghiệm trên người. Liệu có khả năng giảm thời gian xuống chỉ còn hơn ba tháng hay không? Tác giả rút ra kết luận rằng, nếu một nửa công việc được thực hiện trước, đặc biệt là chuẩn bị các thư viện vắc xin (chống lại một hoặc hai loại virus từ mỗi họ) và tập trung năng lực sản xuất ở những nơi còn thiếu cơ sở, thì mục tiêu này là khá khả thi.
Thảo luận