“Chúng tôi đang theo dõi [hoạt động BRICS] nhưng chưa đưa ra quyết định. Điều đó sẽ dựa trên lợi ích quốc gia. Nếu điều này phù hợp với lợi ích của chúng tôi và mang lại cho chúng tôi đủ lợi thế thì chúng tôi sẽ [xem xét vấn đề gia nhập BRICS]”, - nhà ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nói.
Tháng 10 năm ngoái, bên lề cuộc họp thường niên lần thứ 20 của câu lạc bộ thảo luận quốc tế "Valdai" tại Sochi, Chủ tịch Học viện Ngoại giao Việt Nam Phạm Lan Dung cũng nêu rõ Việt Nam quan tâm đến hoạt động của BRICS. Theo bà, BRICS có thể giúp Việt Nam đương đầu với những thách thức toàn cầu.
Tháng 8 năm ngoái, bà Naledi Pandor, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi, lúc đó là chủ tịch BRICS, đã công bố danh sách các quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS. Việt Nam có tên trong số đó.
BRICS liên kết Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng thời gian gần đây có tới 23 quốc gia bày tỏ nguyện vọng gia nhập khối kinh tế này. Theo kết quả hội nghị thượng đỉnh của tổ chức được tiến hành hồi tháng 8 tại Johannesburg thì UAE, Saudi Arabia, Iran, Argentina, Ai Cập và Ethiopia đã chính thức được mời tham gia BRICS vào ngày 1 tháng 1 năm 2024.