Chuyện đáng kinh ngạc

Chân dung nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer

HÀ NỘI (Sputnik) - Từng là người sợ độ cao, nhưng vượt qua mọi tâm lý và thể lực, Hồ Trang Nhung (25 tuổi) đã chính thức gia nhập ngành hàng không và trở thành nữ phi công Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer.
Sputnik

Hành trình từ tiếp viên đến phi công

Nghề phi công từ lâu đã được xem là một nghề chỉ dành riêng cho nam giới. Điều này không hẳn là không có cơ sở, vì chỉ có 6% phi công trên toàn cầu là phụ nữ. Ví dụ, một số hãng hàng không lớn và nổi tiếng trên thế giới như Emirates (Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), Air France (Pháp) hay như các hãng hàng không Việt Nam, hiện có tỉ lệ nữ phi công khá thấp.
Sự mất cân bằng giới tính trong nghề phi công phần nào bắt nguồn từ quan niệm truyền thống. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng đàn ông đảm nhận trọng trách làm những công việc quan trọng và nặng nhọc, trong khi phụ nữ thường làm các công việc nhẹ nhàng hơn.
Thế nhưng, nói vậy không có nghĩa là xu hướng nữ phi công đang giảm dần. Thực tế cho thấy, số lượng phi công nữ đang tăng lên.
Nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer
Tại Việt Nam, thế hệ “bóng hồng” phi công chinh phục bầu trời, có thể kể đến như Huỳnh Lý Đông Phương hay Diệu Thúy,... Ngoài vẻ đẹp và cá tính, các nữ phi công hàng không Việt Nam còn được biết đến là những người dũng cảm, quyết đoán và đam mê không ngừng với khoang lái, máy bay và bầu trời.
Nối gót những thành công của thế hệ tiền nhiệm, Hồ Trang Nhung (1999) là một trong số những nữ phi công thế hệ Gen Z gây nhiều ấn tượng, khi ở tuổi 23 Trang Nhung chính thức ghi tên mình vào đội ngũ phi công, trở thành nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer.
Nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer
“Từng là người sợ độ cao, nhưng khi có cơ hội được ngồi buồng lái, nhìn bao quát toàn khung cảnh thành phố khi cất cánh, nỗi sợ tan biến. Và chính cảm giác được chinh phục bầu trời đã tiếp thêm động lực cho mình đến với hành trình làm phi công”, Nhung tiết lộ.
Mơ ước làm tiếp viên hàng không từ nhỏ, sau khi đỗ thủ khoa Đại học Mở TP.HCM, cô gái sinh năm 1999 quyết định vừa học vừa làm tiếp viên hàng không. Chỉ sau 3 năm làm tiếp viên, mối nhân duyên với bầu trời khiến cô gái bản lĩnh này rẽ lối sang làm phi công.
Với sự quyết tâm và nỗ lực, cô đã tham gia khóa huấn luyện phi công cơ bản tại Trường Đào tạo phi công tại Philippines. Sau đó, vượt qua vòng thi tuyển khắt khe của Hãng hàng không Bamboo Airways, Trang Nhung đã theo đuổi chương trình huấn luyện phi công chuyển loại trên dòng tàu bay Embraer.
Nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer
Để trở thành phi công, Nhung trải qua chương trình đào tạo huấn luyện phi công cơ bản và huấn luyện phi công chuyển loại. Đây là chương trình đào tạo chung cho tất cả mọi người không phân biệt nam hay nữ. Tiêu chuẩn nghề nghiệp là như nhau, yêu cầu sức khoẻ cũng vậy. Từ các bài tập nâng cao từ mô phỏng đến trải nghiệm bay thực tế, trải qua hơn một năm huấn luyện nghiêm ngặt, đến nay, nữ phi công trẻ tuổi sở hữu kinh nghiệm lên đến 700 giờ bay. Cô cho hay, vẫn không ngừng trau dồi học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và từ các đồng nghiệp của mình.
“Đối với việc tuyển chọn phi công, tỷ lệ cạnh tranh vốn rất cao. Đa phần đều là nam giới, riêng mình là nữ. Nếu không thực sự đam mê và quyết tâm thì khó có thể theo đuổi công việc đầy đặc thù này. Hơn nữa, Embraer cũng là dòng máy bay mới và chưa có nhiều người Việt lái. Khi máy bay hạ cánh thành công, tôi cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc. Mặc dù gia đình mình khá lo lắng, song may mắn mọi người đều ủng hộ quyết định này của mình”, nữ cơ phó chia sẻ.
Nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer

Đã đến thời nữ phi công “cất cánh”

Nói thêm về dòng máy bay cô đảm nhận lái, được biết đây là dòng máy bay Embraer 190 (Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer của Brazil). Máy bay sử dụng động cơ phản lực cỡ vừa và phù hợp với những chặng bay ngắn tại Việt Nam.
Đây là dòng máy bay tiên phong phục vụ đường bay có địa hình cất cánh phức tạp tại Việt Nam như Côn Đảo, Cà Mau, Điện Biên,... song điều này cũng không làm khó được nữ phi công trẻ.
Nga sẽ giúp Việt Nam đào tạo phi công trực thăng cứu hộ
Dòng máy bay này được thiết kế tích hợp công nghệ điều khiển điện tử (fly-by-wire) thường được trang bị cho các máy bay chiến đấu, cho phép biến đổi các động tác điều khiển từ tay phi công thành các thông số điều khiển tương ứng.
“Nhiệm vụ của mình trước giờ lên máy bay sẽ phải kiểm tra toàn bộ hệ thống bay, an toàn kỹ thuật buồng lái với các nút điều khiển chức năng khác nhau nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình làm việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay. Ngoài việc hỗ trợ cơ trưởng, theo sự phân công mình thực hiện nhiệm vụ yêu cầu như cất cánh và hạ cánh, giám sát các thông số về độ cao, tốc độ, điều kiện thời tiết, điều khiển máy bay trong quá trình bay, liên lạc với kiểm soát viên không lưu về các vấn đề phát sinh trong hành trình và đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp”, nữ cơ phó kể lại.
Nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer
Theo Trang Nhung, đối với nghề phi công, đặc biệt là nữ cần có 2 tố chất quan trọng đó là năng lực và trình độ, quyết tâm và kiên trì. Đặc thù riêng biệt của phi công đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng, đầy đủ quy trình làm việc của hãng hàng không nhằm bảo đảm các chuyến bay được thực hiện an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Trước quan điểm đa phần nữ giới vẫn e ngại đi theo con đường này, chia sẻ với Sputnik về quan điểm, nữ phi công bày tỏ, phụ nữ hiện đại ngày càng tự tin và giỏi giang, hoàn toàn có thể chứng minh năng lực không kém cạnh nam giới. Phụ nữ có những ưu điểm như sự kiên nhẫn dẻo dai, khéo léo xử lý tình huống và chỉ số IQ cao. Đặc biệt với Gen Z như Nhung, sự nhanh nhạy trong các tình huống phát sinh, thích nghi cao với mọi hoàn cảnh cũng chính là điểm cộng. Vấn đề là yếu tố thích ứng với từng cá nhân.
Ấn Độ là thế lực sẽ thúc đẩy ngành hàng không toàn cầu trong những thập kỷ tới
Nữ cơ phó Việt Nam đầu tiên lái dòng máy bay phản lực Embraer
Thế nhưng, nữ cơ phó cũng không phủ nhận, một trong những trở ngại lớn nhất của phụ nữ để theo đuổi nghề phi công chính là khi lập gia đình. Thế nhưng, khi đã lựa chọn, tức là đã phải chuẩn bị tâm lý.

“Nghề phi công có đặc thù là thời gian làm việc linh hoạt, lúc làm ngày, khi làm đêm. Thậm chí, thời gian mọi người quây quần bên gia đình dịp Tết, mình vẫn đang đi làm. Thú thực mà nói, mình thấy đây là khoảng thời gian ý nghĩa nhất trong cả hành trình công tác. Cảm giác chở hàng trăm hành khách đoàn tụ với gia đình trước Giao thừa. Chứng kiến những cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt xen lẫn nụ cười của bao người con xa quê về nhà an toàn. Có lẽ chỉ nghề phi công mới mang lại cho tôi cơ hội được trải nghiệm những khoảnh khắc tuyệt vời đến thế. Nó như món quà đem đến động lực tiếp tục cống hiến cho công việc phi công này của mình”, nữ phi công trẻ tâm sự.

Tết Nguyên đán đang cận kề, Trang Nhung chia sẻ, bản thân sẵn sàng lên đường bắt cứ thời điểm nào. Bởi với cô, cứ bay là sẽ đến. Hạnh phúc, bất ngờ nằm trong cả hành trình.
Thảo luận