Tại sao phụ nữ Việt không được phép sinh con ở Nhật?

Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News đưa tin một số phụ nữ Việt Nam làm việc tại Nhật Bản bị ép sử dụng biện pháp tránh thai. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nêu ý kiến về chuyện này trong bài viết mới.
Sputnik

Biện pháp tiết kiệm hay là chủ nghĩa dân tộc?

Theo thông tin của Kyodo News, các tổ chức Nhật Bản tiếp nhận công dân nước ngoài đến làm việc và học tập đều yêu cầu phụ nữ Việt Nam sử dụng biện pháp phòng tránh để không mang thai. Có giải thích rằng nhà tuyển dụng Nhật Bản nêu quy định như vậy bởi không muốn gánh thêm chi phí nuôi dưỡng các bà bầu và sản phụ trẻ. Theo luật pháp Nhật Bản, toàn bộ người lao động, kể cả công dân nước ngoài, đều có quyền nhận các phúc lợi một lần như trợ cấp thai sản và chăm sóc trẻ nhỏ, nghỉ phép trước và sau khi sinh cũng như phụ cấp nuôi con. Về lý thuyết không ai có thể tước bỏ những quyền đó của người nước ngoài, nhưng trên thực tế điều này diễn ra khá thường xuyên. Chủ lao động ép buộc nữ nhân công Việt sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa có ai bị trừng phạt vì hành vi như vậy.
Một số lao động nữ người Việt không muốn sử dụng biện pháp tránh thai đã về nước để tránh xung đột với chủ thuê.
Bài báo với yêu cầu đảng viên ĐCSTQ sinh ba con trở nên lan rộng ở Trung Quốc
Chính tình trạng xung quanh vấn đề mang thai khiến các phụ nữ đến làm việc tại Nhật Bản lo ngại. Trong vụ án mới đây rúng động khắp quần đảo Nhật Bản, một nữ thực tập sinh người Việt đã bị bắt sau khi vứt xác đứa con mới sinh vì sợ bị đuổi nếu chủ phát hiện cô có thai và sinh con.
Giải thích thông thường cho cách hành xử này của các doanh nhân Nhật Bản là xuất phát từ ý cố gắng tiết kiệm tiền, giảm chi phí và tăng thu nhập. Nhưng phải chăng cũng có thể đằng sau chủ trương đó che giấu sự miễn cưỡng trong việc tăng số lượng người nước ngoài (trong trường hợp này là người Việt Nam) trên quần đảo Nhật Bản?

Nhiều người không hài lòng với điều kiện ở Nhật Bản

Theo dữ liệu của báo giới Nhật Bản, năm ngoái ở Nhật Bản có 360.000 lao động-tu nghiệp sinh Việt. Phần lớn họ đến quần đảo theo chương trình đào tạo kỹ thuật, thông qua năm 1973. Chương trình này dự trù tiếp nhận công nhân từ các nước đang phát triển trong thời hạn đến 5 năm. Còn một chương trình khác, thông qua vào năm 2019, hướng tới mục đích tuyển dụng lao động có tay nghề để bù đắp sự thiếu hụt chuyên gia trong một số lĩnh vực của nền kinh tế Nhật Bản. Theo chương trình này, bây giờ có 173.000 người Việt Nam hiện diện ở Nhật Bản.
Trong suốt những năm qua, không ít người Việt Nam sống và làm việc trên các đảo của Nhật Bản đã bày tỏ sự không hài lòng về những hạn chế áp đặt mà họ phải chịu đựng. Chẳng hạn, chương trình năm 1973 trực tiếp nêu rõ rằng lao động người Việt phải nhận mức lương cơ bản tối thiểu mà không có tiền thưởng và phúc lợi như dành cho người Nhật. Không ngẫu nhiên mà Chính phủ Việt Nam nhiều lần phải nêu với phía Nhật Bản yêu cầu miễn thuế thu nhập và thuế nơi tạm trú cho người lao động Việt Nam.
Chuyên gia cho biết độ tuổi nào tốt nhất để sinh con
Trong số những người Việt làm việc tại Nhật Bản có 24% là sinh viên. Phần lớn các thanh niên này không có học bổng, do đó phải kiếm tiền để trả học phí, chi cho chỗ ở và ăn uống. Các sinh viên phải chịu đựng mọi khó khăn khi sống ở Nhật Bản như một người nước ngoài. Bản tin của Tổ chức Lao động Thế giới dẫn lời một nữ sinh viên Việt Nam đến học tại Nhật Bản cho biết:

Nhiều người Việt Nam đến Nhật Bản thường phải đối mặt với nền giáo dục kém chất lượng, làm việc nhiều giờ để đủ sống qua ngày, tương lai không rõ ràng sau khi tốt nghiệp và trong nhiều trường hợp phải chịu bạo lực thể chất và thậm chí là cái chết".

Còn có một «đặc điểm Việt Nam» khác của lực lượng lao động xuất khẩu. Để được tính vào số người đi làm hoặc du học, cần phải chi trả khoản tiền đáng kể cho các môi giới trung gian. Hành trình từ hai đất nước không cách xa nhau – từ Việt Nam sang Nhật Bản - tốn phí từ 7.000 đến 10.000 USD, theo xác nhận của những người Việt làm việc tại «đất nước Mặt trời mọc».
Pháp chuẩn bị phát thuốc tránh thai miễn phí cho các thiếu nữ
Vấn đề người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có thể coi như một đóng góp cho sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam, nơi làm việc của những công dân Việt Nam từng học qua trường sản xuất Nhật Bản. Mà cũng có thể coi đó là sự bóc lột tàn nhẫn của một dân tộc (người Nhật) đối với dân tộc khác (cụ thể là người Việt). Và cả hai mặt của đồng xu cùng tồn tại trong đời thực. Trong trường hợp này, chịu đựng đau khổ thiệt thòi vẫn là những con người cụ thể.
Thảo luận