Ý kiến này được ông Sergei Shein, chuyên gia Khoa Kinh tế thế giới và Chính trị quốc tế của Đại học quốc gia HSE chia sẻ với Sputnik.
"Đối với nền kinh tế Ukraina, hậu quả là việc tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Đối với EU, đây là cơ hội để tăng giá ngũ cốc của các nhà sản xuất trong nước, việc sẽ được những người nông dân biểu tình đánh giá tích cực, đặc biệt là trong bối cảnh EU đang thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng để trấn an nông dân”, - chuyên gia tin tưởng.
Cuộc biểu tình trên toàn quốc của nông dân Ba Lan bắt đầu vào ngày 9 tháng 2. Một trong những lời kêu gọi chính của họ là ngừng nhập khẩu nông sản từ Ukraina. Quan hệ Ba Lan - Ukraina trở nên phức tạp hơn đáng kể do lệnh cấm vận của nước này đối với ngũ cốc Ukraina.
Cụ thể ngày 15/9/2023 Ủy ban Châu Âu quyết định không gia hạn lệnh hạn chế nhập khẩu 4 loại nông sản Ukraina vào một số quốc gia có biên giới EU, nhưng buộc Kiev phải đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Sau đó, chính quyền Slovakia, Hungary và Ba Lan tuyên bố đơn phương gia hạn lệnh cấm.
Tuần trước, Công đoàn Đoàn kết của công nhân ngành nông nghiệp Ba Lan tuyên bố người biểu tình sẽ phong tỏa hoàn toàn biên giới với Ukraina vào ngày 20/2. Theo tính toán của Sputnik, các cuộc đình công của nông dân Ba Lan đe dọa giảm một nửa khối lượng trao đổi thương mại giữa Ukraina và Liên minh châu Âu và hơn 1 phần 5 tổng giá trị kim ngạch thương mại nước ngoài của Ukraina.