Sự thật gây ngạc nhiên về người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Trung bình cứ 10 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam thì đến 9 người mua sản phẩm là căn hộ chung cư. Trong số đó, có đến 60% khách nước ngoài mua chung cư là để đầu tư chờ tăng giá.
Sputnik
Về điều này, một chuyên gia bất động sản cho rằng, đây có thể được xem là một cách “xuất khẩu tại chỗ”, do nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ nên không có gì đáng ngại.

Tình hình người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Theo báo Tuổi trẻ, ngày 15/3, Công ty CBRE Việt Nam đã công bố báo cáo 2 thập kỷ phát triển đô thị. Trong báo cáo, CBRT Việt Nam ghi nhận, có hơn 3.000 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam từ năm 2015 đến hết quý 3/2023.
Đáng chú ý, trong số đó, có đến 9/10 người nước ngoài mua sản phẩm là căn hộ chung cư. Và có đến 60% khách nước ngoài mua chung cư là để đầu tư chờ tăng giá, mà 75% lượng khách là từ các nước châu Á phát triển.
Được biết, từ năm 2015, Chính phủ đã bắt đầu tháo gỡ các rào cản để người nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
Nhà giàu Việt Nam mua địa ốc ở hải ngoại ngày càng nhiều
CBRE cho hay, từ khi chính sách sở hữu nhà cho người nước ngoài được nới lỏng, các khách hàng đến từ châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan là những nhóm nhà đầu tư lớn trên thị trường nhà ở Việt Nam.
"Nhờ vào khoảng cách địa lí, rồi sự hiện diện của các chủ đầu tư bất động sản đến từ nhiều quốc gia đều có mặt tại Việt Nam. Đặc biệt, thị trường nhà ở có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ", CBRE nhận định.
Theo khảo sát của công ty, phần lớn người nước ngoài đầu tư mua bất động sản để chờ tăng giá kiếm lời. Trong thời gian chờ đợi, giải pháp tạm thời sẽ có số ít cho thuê; rất ít người mua để sinh sống lâu dài.
Khách nước ngoài tỏ ra yêu thích sản phẩm nhà chung cư, nhất là phân khúc chung cư cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội. Họ thường chú ý các dự án có vị trí đẹp, giá phù hợp, có tiềm năng tăng mạnh trong tương lai…
Về điều này, chuyên gia bất động sản Nguyễn Anh Tuấn (TP.HCM) ví von việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng như người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà đất tại Mỹ, châu Âu. Theo ông, việc mở rộng cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là rất bình thường.
"Tôi ủng hộ luật đã nới lỏng để kích thích đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang hòa nhập với các nước, việc này khuyến khích người nước ngoài mua và đầu tư căn hộ cao cấp ở các thành phố lớn, ở khu du lịch”, báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Tuấn.
Chuyên gia phân tích, người nước ngoài chủ yếu mua căn hộ cao cấp, nếu đầu tư chủ yếu là vào khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Theo ông, đó cũng là một cách “xuất khẩu tại chỗ”, nhà nước vẫn kiểm soát chặt nên không có gì đáng ngại.

Quy định trong Luật Nhà ở 2014

Được biết, Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ năm 2015) cho phép cá nhân nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam có thể mua nhà.
Luật không hạn chế về số lượng nhà nhưng có quy định rõ về số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tối đa trong phạm vi một dự án, ở mức 30% trên tổng số căn hộ đối với dự án căn hộ và không quá 250 căn nhà liền thổ trong một đơn vị hành chính cấp phường.
Thời gian thuê nhà dài hạn được quy định là 50 năm. Thời gian này có thể gia hạn tùy theo luật hiện hành nhưng không vượt quá 49 năm. Ngoài ra, còn có thể chuyển sang sở hữu lâu dài nếu người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.
Du khách Việt tiếp tục được Hàn Quốc tạo điều kiện
Thảo luận