"Tôi cho rằng đây chỉ là bằng chứng thể hiện sự ổn định của chính quyền, bằng chứng về nội lực lành mạnh của Đảng và đất nước. Các cơ quan kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm việc và tiến hành điều tra các tín hiệu. Họ đã tìm thấy gì đó không phù hợp với chức vụ cao của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch nước nên yêu cầu ông Võ Văn Thưởng rời các chức vụ này. Đây cũng là điều mà Đại tướng Tô Lâm Bộ trưởng Công an đã nói khi phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ XIII: sự "tự thoái hóa" của cán bộ Đảng làm suy giảm lòng tin của nhân dân, là mối nguy hiểm lớn nhất đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ", - chuyên gia nói.
"Tôi cho rằng sự kiện như vậy chứng tỏ sự ổn định của chính quyền. Nếu chính quyền giữ ở vị trí cấp cao những nhân vật đã mất lòng tin của nhân dân, có vấn đề với pháp luật và lợi dụng chức vụ để đeo bám ở lại bộ máy quyền lực, thì như vậy sẽ phá hủy sự ổn định. Còn nếu chế độ ở thượng tầng thể hiện khả năng loại bỏ những cá nhân đã tự thoái hoá, thì điều đó cho thấy Đảng và Nhà nước có cơ thể khỏe mạnh, tiến trình tự chữa lành đang diễn ra tích cực. Và dòng vốn đầu tư liên tục đổ vào Việt Nam chứng minh điều này", - GS-TSKH Vladimir Kolotov nói.
Giáo sư Kolotov nói tiếp: "Chính quyền các nước trên toàn thế giới đều phải đối mặt với nạn tham nhũng. Chỉ cần nhìn vào Hàn Quốc chẳng hạn. Hầu như tất cả các Tổng thống gần đây của đất nước này đều dính líu đến những vụ bê bối xì-căng-đan tham nhũng om sòm, dẫn đến án tù dài hạn và thậm chí là tự sát. Rõ ràng không phải tất cả các nước đều đương đầu và tháo gỡ thoả đáng vấn đề tham nhũng. Còn Việt Nam đã cho thấy đủ khả năng hoá giải vấn nạn này một cách bình tĩnh, không cực đoan, trong khuôn khổ pháp luật, và một lần nữa phô trương tính hiệu quả trong khâu quản lý".