Tờ báo nhắc lại:do hậu quả của đại dịch hạch xảy ra vào thế kỷ 14, dân số thế giới đã giảm từ 400 triệu xuống còn 350 triệu người, trong khi dân số châu Âu giảm khoảng một phần ba. Cần lưu ý rằng đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử ghi lại sự sụt giảm dân số trên hành tinh.
“Dân số thế giới dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên kể từ Cái chết đen do tỷ lệ sinh giảm mạnh”, - tờ báo viết.
Tỷ lệ sinh
Tờ báo lưu ý rằng để đảm bảo tăng trưởng dân số, tỷ lệ sinh phải là 2,1 con /1phụ nữ, trong khi năm 2021 tỷ lệ sinh toàn cầu là 2,23. Tuy nhiên, các tác giả của bài báo trên Lancet chỉ ra xu hướng giảm ổn định của chỉ số này - nếu năm 1950 tỷ lệ sinh trên thế giới là 4,84 thì đến năm 2050 dự đoán là 1,83 và đến năm 2100 - 1,59.
Theo số liệu từ Lancet, những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ sinh toàn cầu vào năm 2021 là Chad, Niger và Somalia, lần lượt là 6,99, 6,97 và 6,54. Tại Nga, Anh và Mỹ, tỷ lệ sinh năm 2021 lần lượt là 1,48, 1,49 và 1,64. Đồng thời, ở Nga, tỷ lệ sinh được dự đoán sẽ giảm xuống 1,33 vào năm 2050 và xuống 1,21 vào năm 2100.
Melinda Mills, Giám đốc khoa học dân số của Đại học Oxford nói với tờ báo rằng xu hướng suy giảm dân số và già hóa sẽ đòi hỏi phải "tổ chức lại" các yếu tố chính của xã hội.
“Từ an ninh lương thực… đến cơ sở hạ tầng của quốc gia, cơ cấu dân số ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng như trường học, nhà ở, giao thông, chăm sóc sức khỏe và lương hưu”, - Mills nêu rõ.
Cạnh tranh vì người di cư
Một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington, Natalia Bhattacharjee, cảnh báo về sự xuất hiện "cạnh tranh giành người di cư" do dân số suy giảm:
“Sự thừa nhận toàn cầu về những thách thức liên quan đến di cư... sẽ mang ý nghĩa càng quan trọng hơn trong môi trường , nơi sẽ có sự cạnh tranh gay gắt vì người di cư để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, - lời bà Bhattacharjee được trích dẫn trong phần tóm tắt của bài báo Lancet.