Kế hoạch này của Bắc Kinh đã gây ra cuộc thảo luận khá sôi nổi trong cộng đồng chuyên gia.
Hà Nội có thể lo ngại điều gì
Trọng tâm chính là phản ứng của Hà Nội.
Tuy nhiên, đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp báo thường kỳ, nhìn chung là bình tĩnh trước câu hỏi về sự kiện này của nước láng giềng, tuy nhiên cũng đã nêu rõ: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa hai nước ở Vịnh Bắc Bộ được Việt Nam và Trung Quốc ký kết năm 2000 cũng như Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Quả thực, thỏa thuận ký kết giữa hai nước hơn hai mươi năm trước, theo đó hai bên dường như đã giải quyết được vấn đề biên giới ở khu vực này. Bản đồ phân giới được lập ra, Việt Nam nhận 53,23% diện tích mặt nước, Trung Quốc nhận 46,77%.
Nhưng tin từ tờ báo Trung Quốc The Global Times (Thời báo Hoàn cầu) nói về việc bắt đầu công việc phân định ranh giới cho biết công việc này sẽ được thực hiện theo Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp do Trung Quốc ban hành năm 1992. Có nên hiểu đây là sự bác bỏ các thỏa thuận giữa hai chính phủ năm 2000?
Nhớ lại tranh chấp ở Biển Đông
Những hành động mới của Trung Quốc trên biển đã gây ra sự suy đoán của nhiều chuyên gia ở các nước khác nhau. Đối với họ, có vẻ như Trung Quốc chắc chắn sẽ đơn phương mở rộng vùng nước ven biển của mình và cách này sẽ trở thành cách tiếp cận chính xung quanh Quần đảo Trường Sa. Đây chính là điều mà chuyên gia Mỹ Isaac Kardon tin tưởng. Giáo sư Nhật Bản Nishimoto thì cho rằng với việc phân định ranh giới của mình, Bắc Kinh sẽ hạn chế “tự do hàng hải” ở Biển Đông. Quan điểm thiếu khoan dung nhất đến từ Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và Luật Hàng hải tại Đại học Philippines, người tin rằng trong tương lai Bắc Kinh sẽ buộc tàu nước ngoài phải xin phép đi qua đường biên giới trên biển của mình. Ở mức độ nhất định, quan điểm chống Trung Quốc về vấn đề này được các nhà báo của tờ South China Morning Post ủng hộ.
Tuy nhiên, đây mới đều chỉ là những nghi ngờ, vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra trên thực tế. Hoặc có lẽ nên suy nghĩ về phương án khác để giải quyết tranh chấp ở vùng biển này. Nếu việc phân định biên giới trên Biển Đông diễn ra trên cơ sở các hiệp định song phương như hiệp định ký kết năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển vịnh Bắc Bộ thì ai sẽ thiệt hại trong việc này? Chỉ có những người thích khởi xướng cãi vã với hàng xóm.
Rất có thể chính quyền Việt Nam sẽ sớm tìm ra ý định thực sự của nước láng giềng và khi đó sẽ không cần phải lo lắng. Tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng đã nhất trí tổ chức tham vấn về phân định Biển Đông phía nam vịnh Bắc Bộ. Được biết, hiện ông Võ Văn Thưởng không còn là Chủ tịch nước Việt Nam nhưng mong muốn của hai bên giải quyết các vấn đề gây tranh cãi thông qua đối thoại vẫn còn đó. Và điều này mang lại cho chúng ta hy vọng.
Việt Nam rất coi trọng Hiệp định phân định lãnh hải năm 2000. Luật sư nổi tiếng Việt Nam, Trần Công Trục đã viết trong cuốn sách «Lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử và pháp lý» như sau: «Việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giưa Việt Nam và Trung Quốc mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Lần đầu tiên Việt Nam - Trung Quốc có một đường biên giới trên biển rõ rang, bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ có giá trị quốc tê» (275).