"Cuộc điều tra... đã phát hiện ra nhiều trường hợp buôn bán và kích hoạt bất hợp pháp các bộ thiết bị Starlink. Cách thức buôn lậu chúng, cũng như việc thiết bị Starlink được buôn bán công khai trên thị trường chợ đen, cho thấy rằng việc sử dụng những thiết bj đó với mục đích xấu là một vấn đề toàn cầu mang tính hệ thống”, - hãng tin viết về kết quả điều tra riêng của mình.
Như các nhà ngoại giao phương Tây không muốn nêu tên trao đổi với hãng tin, các thiết bị đầu cuối Starlink có thể được mua ở Sudan, nơi chúng được Lực lượng phản ứng nhanh đang chống lại quân đội chính phủ sử dụng. Theo hãng tin, các doanh nhân Sudan đăng ký thiết bị đầu cuối ở Dubai, sau đó vận chuyển bằng máy bay đến Uganda, từ đó thiết bị Starlink đi lên phía bắc đến Sudan bằng đường bộ. Theo một thương gia người địa phương, “mọi người phải trả hai hoặc ba đô la một giờ” để truy cập Internet, vì vậy đây là “một việc kinh doanh rất tốt”.
Ngoài ra, các thiết bị đầu cuối này còn được bán ở Venezuela, quốc gia đang bị Mỹ áp lệnh trừng phạt, mặc dù bản đồ phủ sóng Internet ghi chú rằng Starlink không hoạt động ở nước này, Bloomberg viết.
Ở Nam Phi chính quyền vẫn chưa chấp thuận việc sử dụng mạng Internet của Musk, nhưng việc buôn bán thiết bị Starlink đang “nở rộ” nhờ các hội nhóm trên mạng xã hội - người bán chào mời bộ thiết bị được kích hoạt ở nước láng giềng Mozambique, nơi việc sử dụng chúng là hợp pháp.
Ngay cả khi SpaceX chặn các thiết bị đầu cuối được kích hoạt trái phép thì các đại lý sẽ đăng ký lại chúng ở nước thứ ba và tái kích hoạt thiết bị. Theo một cựu quan chức chính phủ của Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu để các thiết bị đầu cuối của Musk "không lọt vào tay kẻ thù của nước Mỹ".