Nhà khoa học chính trị: Assange đánh vào điểm yếu nhất của Mỹ

MOSKVA (Sputnik) - Không ai làm tổn hại hình ảnh nước Mỹ nhiều hơn Assange và Snowden, nhà khoa học chính trị nghiên cứu về Mỹ Konstantin Blokhin bày tỏ quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik
Tòa án Tối cao ở London ra phán quyết có lợi cho nhà báo và nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange; ông sẽ có thể tiếp tục phản đối quyết định dẫn độ ông sang Mỹ tại các tòa án ở Anh. Tại Mỹ, Assange phải đối mặt với án tù lên tới 175 năm vì tiết lộ thông tin mật.
Kể từ năm 2012, lo sợ bị dẫn độ, nhà báo đã trú ẩn trong đại sứ quán Ecuador ở Anh. Vào tháng 4 năm 2019, theo quyết định của chính quyền nước ở châu Mỹ Latinh, ông đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ của cơ quan đại diện ngoại giao. Sau đó ngay lập tức ông bị giam giữ theo yêu cầu của Mỹ và bị đưa vào giam tại nhà tù Belmarsh ở London.

Tổn hại hình ảnh của Hoa Kỳ

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Konstantin Blokhin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhà khoa học chính trị về Mỹ đã giải thích lý do vì sao Mỹ dai dẳng truy đuổi nhà báo này.

"Đối với Hoa Kỳ, Assange tất nhiên là một biểu tượng. Ông có thể được so sánh với một quả bom thông tin, bởi vì không ai đã làm nhiều điều gây tổn hại hình ảnh cho Hoa Kỳ hơn Assange và Edward Snowden. Họ đã cho thấy mặt trái của nền dân chủ Mỹ, cho thấy Hoa Kỳ sử dụng những phương pháp bẩn thỉu trong trận chiến tranh giành quyền bá chủ thế giới, bao gồm cả việc Hoa Kỳ đã nhiều lần giết hại dân thường ở Afghanistan và Iraq. Assange đã đánh vào điểm đau đớn nhất - hình ảnh của Hoa Kỳ. Nước Mỹ luôn định vị mình là “thành phố tỏa sáng trên ngọn đồi”, như sự thật cuối cùng, như tiền đồn của nền dân chủ. Và Assange, cùng với Snowden, đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho “tiền đồn của nền dân chủ” này", - chuyên gia nhận xét.

Vợ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange lo lắng cho tình trạng của chồng mình
Ông tiếp tục: khi truy đuổi Assange trong nhiều năm, chính quyền Mỹ không chỉ được hướng dẫn bởi khao khát trả thù.

"Họ muốn ngăn chặn sự xuất hiện những trường hợp Assanges và Snowdens mới. Họ muốn trừng phạt ông một cách phô trương để những người khác sợ thể hiện quan điểm độc lập của họ", - Konstantin Blokhin khẳng định chắc chắn.

Vụ Assange và Snowden

Julian Assange trở nên nổi tiếng vào năm 2006 khi đang làm việc tại WikiLeaks, một trang web được thành lập để công bố các tài liệu bí mật. Năm 2010, khoảng 250 nghìn tài liệu bí mật của Mỹ đã được công khai thông qua nguồn này. Đặc biệt, một đoạn video ghi lại cảnh quân nhân Mỹ sát hại thường dân Iraq đã được đăng tải trên WikiLeaks.
Năm 2013, Edward Snowden đã chuyển tài liệu mật cho các tờ báo The Washington Post và The Guardian về các chương trình giám sát của cơ quan tình báo Mỹ và Anh trên Internet. Sau đó, trước nguy cơ bị giam giữ, anh bay tới Hồng Kông, rồi từ đó đến Moskva, tại thủ đô Nga sau đó anh được cấp quyền tị nạn và nhận quốc tịch.
Thảo luận