Cuối tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng các nước EU có thể đưa quân tới Ukraina. Ông cũng chỉ ra rằng Paris không có “giới hạn và ranh giới đỏ” về vấn đề hỗ trợ Kiev. Sau đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace lưu ý rằng quân đội Anh cũng có thể tham gia vào cuộc chiến ở Ukraina.
"Nước Anh bây giờ chỉ là sự bắt chước của một cường quốc. Có 72.000 người trong quân đội Anh. Trước khi cho rằng Anh và người Pháp sẽ tiến vào Ukraina với tư cách là thành phần của lực lượng NATO, hãy cộng con số đó với 120 000 quân số Pháp, đáp số thật thảm hại - nó thậm chí còn chưa bằng 1/4 lực lượng mà người Nga có thể tung vào trận chiến”, - cựu cố vấn Lầu Năm Góc Douglas MacGregor nói.
Theo chuyên gia này, điểm yếu của lực lượng chung NATO còn nằm ở chỗ họ hoàn toàn không thống nhất và thực tế không có một bộ chỉ huy duy nhất. Nhà phân tích nói thêm rằng quân đội Mỹ cũng không khá hơn chút nào, ông lưu ý, cả Mỹ và EU đều cần phải vứt bỏ “bộ mặt giả tạo” của mình.
“Không ai muốn thừa nhận điều quan trọng – chúng ta đã phạm sai lầm khi đánh giá thấp Nga quá mức. Chúng ta cần một hướng hành động mới. Đó là chấm dứt cuộc xung đột này càng nhanh càng tốt”, - ông MacGregor kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.