Vụ bắt ông Mai Tiến Dũng: Lộ rõ siêu dự án làm nhiều quan chức Việt Nam ‘ngã ngựa’

Thông tin về siêu dự án tại tỉnh Lâm Đồng khiến ông Mai Tiến Dũng, nguyên là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bị khởi tố để điều tra các sai phạm liên quan.
Sputnik
Mai Tiến Dũng Siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh được khởi công từ 2010 với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD khiến một loạt quan chức vướng vòng lao lý đến nay vẫn án binh bất động, nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.

Ông Mai Tiến Dũng bị bắt: Nhiều quan chức bị bắt vì siêu dự án Đại Ninh

Như Sputnik đã thông tin, hôm qua (4/5), tại họp báo Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Theo đại diện Bộ Công an, ông Mai Tiến Dũng bị bắt để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, liên quan đến vụ án tại Dự án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng.
“Mở rộng điều tra vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, ngày 30/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt giam đối với ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ”, - tướng Xô cho biết.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thực hiện quy trình tố tụng theo quy định.
Trước ông Mai Tiến Dũng, từ năm ngoái đến đầu năm nay, nhiều quan chức đang đương chức của Lâm Đồng cũng bị bắt, trong đó có Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp, Chánh thanh tra tỉnh Nguyễn Ngọc Ánh…
Vì sao Việt Nam bắt ông Mai Tiến Dũng?
Liên quan đến siêu dự án khu đô thị thương mại nghỉ dưỡng Đại Ninh, bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I thuộc Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, bắt tạm giam điều tra vào tháng 8/2023.
Cựu quan chức của Văn phòng Chính phủ bị khởi tố với cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Kết quả điều tra ban đầu thể hiện, bà Trần Bích Ngọc đã lợi dụng vị trí công tác làm trái chức trách, nhiệm vụ được phân công trong giải quyết thanh tra, khiếu nại về dự án, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước.

Ai đứng sau siêu dự án Đại Ninh?

Hồ sơ vụ án thể hiện, dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2010.
Chủ đầu tư dự án Đại Ninh là Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (gọi tắt Công ty Sài Gòn Đại Ninh).
Tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Thời gian hoạt động dự án là 50 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tiến độ đầu tư từ năm 2010 đến 2018.
Dự án bao gồm khu đô thị trung tâm (biệt thự Davos), khu biệt thự đa năng, đảo xanh và khu ven hồ. Đất công trình công cộng gồm công trình trung tâm, dịch vụ công cộng, văn hóa giáo dục, thương mại - dịch vụ - tài chính, khu nghỉ dưỡng khách sạn…
Khu đất làm dự án có diện tích lên tới 3.595 ha với công viên là rừng nguyên sinh, vườn hoa thế giới, khu bảo tồn thiên nhiên… trải rộng xuyên qua các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, thuộc huyện Đức Trọng. Vị trí gần nhất của dự án cách TP Đà Lạt khoảng 50km về phía Nam.
Việt Nam kỷ luật các ông Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng
Theo báo VTC News, chủ đầu tư dự án này là Công ty Sài Gòn - Đại Ninh, do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Vốn điều lệ năm 2010 của công ty này là 300 tỷ đồng, đến năm 2017, công ty nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
Thế nhưng sau đó, đại gia Nguyễn Cao Trí (53 tuổi, trú tại TP.HCM) dùng Công ty TNHH Capella Hospitality (công ty con của Công ty Capella) thay Công ty Bến Thành để mua lại 51% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn - Đại Ninh, với giá 1.530 tỷ đồng.
Cũng từ tháng 1/2021, ông Nguyễn Cao Trí trở thành người đại diện pháp luật của công ty Đại Ninh.
Đến tháng 9/2022, ông Nguyễn Cao Trí nhờ em trai Nguyễn Cao Đức đứng tên hộ mua 7% vốn điều lệ của cá nhân bà Phan Thị Hoa tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh với số tiền 700 tỷ đồng, nâng mức sở hữu lên thành 58% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và ông Trí đã trả cho bà Hoa 2.230 tỷ đồng.

Sửa quyết định thanh tra

Theo dự kiến ban đầu, khu đô thị Đại Ninh được triển khai thực hiện từ năm 2010, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2018.
Đến nay, đã gần 14 năm triển khai nhưng dự án chỉ mới thực hiện được một số hạng mục gồm 15 nhà làm việc và nghỉ dưỡng của chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20 km đường nội bộ và trồng hơn 10 ha rừng trên diện tích lấn chiếm đã được giải tỏa, khối lượng tiến độ chỉ đạt chưa đến 10%.
Điều đáng nói, để làm dự án này, diện tích rừng bị phá lên đến hơn 257 ha và trên 111 ha đất rừng bị lấn chiếm.
Theo báo Vietnamnet, giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2023, tại dự án Đại Ninh đã xảy ra 4 vụ phá rừng với tổng diện tích 3.522m2 và 20 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích 37.620m2.
Trong 10 năm qua, tại dự án KĐT Đại Ninh đã có 257ha rừng bị phá trái phép và 111ha đất rừng bị lấn chiếm. Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã bồi thường gần 19 tỷ đồng.
Ông Trần Duy Đông bị bắt vì nhận hối lộ vụ Xuyên Việt Oil
Năm 2020, tại Kết luận thanh tra 929/KL/TTCP ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Thực hiện đề nghị của Thanh tra Chính phủ, Sở KH&ĐT tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng tiến hành các thủ tục để thu hồi dự án này.
Sau đó, tới tháng 10/2020, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã có nhiều đơn xin cứu xét tới các cơ quan chức năng, trong đó có Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh Lâm Đồng.
Gửi đơn, công ty cho rằng, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ khi thanh tra dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt đã làm việc “quá nguyên tắc”, chỉ dựa vào báo cáo của các cơ quan chức năng, chưa tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, không tạo điều kiện để doanh nghiệp giải trình. Từ đó dẫn tới kết luận thanh tra về dự án “thiếu khách quan, đẩy doanh nghiệp tới nguy cơ phá sản”.
Ngày 1/3/2021, Thanh tra Chính phủ đã ra quyết định lập tổ công tác để xác minh nội dung kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Đến ngày 8/7/2021, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh ký văn bản thông báo sửa đổi một số nội dung Kết luận thanh tra số 929/KL-TTCP ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ và rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án của Công ty Sài Gòn - Đại Ninh.
Bắt Chủ tịch An Giang vụ đường dây khai thác cát lậu
Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng: “Căn cứ thẩm quyền, hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục giãn tiến độ, điều chỉnh dự án theo luật Đầu tư năm 2014, gia hạn sử dụng đất theo luật Đất đai năm 2013, hoàn thành dự án theo đúng cam kết; đầu tư theo quy mô đã được phê duyệt”.
Sang đầu năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng gia hạn tiến độ cho dự án 24 tháng và yêu cầu chủ đầu tư tập trung nguồn lực triển khai hoàn thành.
Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vào ngày 11/11/2022, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh báo cáo công ty đã đầu tư tổng số tiền vào dự án là 2.000 tỷ đồng. Đồng thời đề nghị nâng tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án lên hơn 30.200 tỷ đồng.
Từ khi được chấp thuận cho tiếp tục triển khai dự án theo đề nghị tại Kết luận 1033/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan đã thường xuyên đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh thực hiện đối với các hạng mục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến nay, dự án vẫn dang dở, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, hư hỏng, cỏ dại mọc đầy.
Thảo luận