Việt Nam gửi công hàm cho 3 nước Nga, Ấn, Trung để nhập thiết bị làm đường dây 500kV

Bộ Công Thương đã có công hàm gửi 3 nước Nga, Ấn Độ, Trung Quốc để tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, trong đó có các cột thép phục vụ đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
Sputnik
Đường dây 500kV mạch3 Quảng Trạch- Phố Nối hiện đang gặp nhiều khó khăn thách thức, bị chậm tiến độ so với kế hoạch được giao.

Tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Sáng ngày 7/5/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp.
Thông tin báo cáo về tình hình dự án, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN cho biết, hiện đã hoàn thành ký hợp đồng cho 225/226 gói thầu.
Gói thầu còn lại đang hoàn thiện các thủ tục lựa chọn lại nhà thầu, cũng như đang điều động thiết bị hiện có trên lưới phục vụ cho công trình.
Lãnh đạo EVN cũng nêu, đã có 100% vị trí móng cột được giải phóng mặt bằng, song khoảng néo mới bàn giao được 377/503 (khoảng 75%).
Đã bàn giao 520/1.177 vị trí cột thép. Hoàn thành đúc móng được1.005/1.177 vị trí; lắp dựng256/1.177 vị trí cột; kéo dây 6/503 khoảng néo.
EVN thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu thi công và cung cấp vật tư thiết bị. Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tuyên truyền để người dân ủng hộ, phối hợp các bên để trình Thủ tướng sớm phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Về kiến nghị, Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An bày tỏ mong muốn các địa phương tạođiều kiện cho chủ đầu tư thực hiện song song các thủ tục.
Việt Nam gấp rút làm đường dây 500kV tải điện ra miền Bắc
EVN mong các bộ ngành, địa phương sớm có ý kiến về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phê duyệt bồi thường giải phóng mặt bằng móng cột và hành lang an toàn, đẩy nhanh bàn giao các khoảng néo, thực hiện di dời tái định cư các hộ dân, đảm bảo an toàn hành lang tuyến để đóng điện công trình.
“Khối lượng công việc còn khá lớn, thời gian gấp gáp, do đó rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Nhiều khó khăn bàn giao mặt bằng

Ghi nhận nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý, tiến độ dự án hiện vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra.
Đặc biệt là việc bàn giao mặt bằng hành lang tuyến đã không thể hoàn thành trước ngày 30-4 như lãnh đạo các tỉnh đã cam kết.
Thực tế, hiện toàn tuyến mới bàn giao được 377/503 khoảng néo (KN), đạt khoảng74,95%, tăng 71 KN (khoảng 14,12%) so với cuộc họp giao ban ngày 23/4/2024.
Còn 126/503 KN (khoảng 25,05%) chưa bàn giao. Hai tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo là Quảng Bình (10/10 KN) và Ninh Bình (09/09 KN).
Có 7 tỉnh chưa hoàn thành bàn giao khoảng néo là: Hà Tĩnh (còn 15/112 KN), Nghệ An (còn 29/88 KN), Thanh Hóa (còn 42/138 KN), Nam Định (còn 20/54 KN), Thái Bình (còn 10/47 KN), Hải Dương (còn 05/31 KN) và Hưng Yên (còn 05/14 KN).
Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành, chậm so với yêu cầu là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 4-2024.
Công tác cung cấp vật tư, thiết bị và thi công cũng gặp nhiều khó khăn như địa hình, địa chất phức tạp, mặt bằng thi công chật hẹp.
Báo cáo tại cuộc họp cũng lưu ý, việc vận chuyển thiết bị từ Nga về mất nhiều thời gian. Việc sản xuất khối lượng lớn cột thép trong thời gian ngắn đã gây áp lực rất lớn cho các nhà thầu.

Gửi công hàm cho Nga, Trung, Ấn đề nghị hỗ trợ

Để đảm bảo tiến độ, nhất là với công tác thiết bị vật tư nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có công điện, công hàm gửi Thương vụ của 3 nước Nga, Ấn Độ, Trung Quốc cũng như Đại sứ quán của 3 nước.
Qua đó giúp tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, trong đó có các cột thép, cấu kiện. Bộ trưởng đề nghị EVN, EVNNPT theo dõi sát sao việc nhập khẩu, quá trình di chuyển, vận chuyển thiết bị nhập khẩu về Việt Nam.
Tư lệnh ngành Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị liên quan sớm có ý kiến thẩm định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trước ngày 15-5.
Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân bàn giao các khoảng néo còn lại để thực hiện công tác rải, kéo dây dẫn.
‘Sóng gió’ bắt đầu ở EVN
Địa phương cấp huyện, xã khẩn trương phê duyệt bồi thường phần mặt bằng móng cột và hành lang an toàn; thực hiện kiểm kê, kiểm đếm, xác định số hộ di dời, tái định cư.
Khẩn trương phối hợp với các địa phương, tổng hợp các ‎kiến tham gia góp ‎ của các địa phương, cùng Bộ Tài Nguyên và môi trường trình một khung chính sách lên Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 15/5/2024
Bộ trưởng đề nghị rà soát đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kv từ Mô Sun đến Thạch Mỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đường dây 220kv từ Nậm Sum đên Nông Cống dể có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam trong quý 2-3 năm nay.
Khẩn trương trình giá khung nhập khẩu điện từ Lào sau 2025 để làm cơ sở phê duyệt cho các dự án đầu tư ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào theo Hiệp định Liên Chính phủ giữa hai nước.

Đảm bảo an toàn lao động

Theo ông Trần Báu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, khoảng 14h30 ngày 6/5 đã xảy ra sự cố sạt lở tại khu vực thi công vị trí móng cột 28 đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh làm 3 người chết, 4 người bị thương.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sạt lở đất vùi lấp, ảnh hưởng từ mưa dông lớn. Các công nhân bị thương đã được đưa tới bệnh viện điều trị kịp thời. Doanh nghiệp cũng như UBND tỉnh đã hỗ trợ gia đình các nạn nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi lời chia buồn, thăm hỏi sâu sắc tới gia đình các nạn nhân, lao động bị thương.
Ông yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công tăng cường rà soát công tác an toàn để đảm bảo thi công.
Bộ trưởng nhấn mạnh, bảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất.
Thảo luận