“Con hổ mới”. CEO VinaCapital khen Việt Nam là ngôi sao kinh tế trên CNN

Nói với CNN, CEO VinaCapital Don Lam nhận định, Việt Nam hiện nay đã là “con hổ mới” ở khu vực, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6 - 7% mỗi năm.
Sputnik
Tuy nhiên, ông Don Lam cũng cho rằng Việt Nam nên tiếp tục quảng bá hình ảnh tốt hơn nữa, bởi trong một số cuộc gặp, vẫn có nhà đầu tư hỏi ông ở Việt Nam còn chiến tranh hay không.

Việt Nam là “con hổ mới” về kinh tế

Mới đây, ông Don Lam, Giám đốc Điều hành VinaCapital, đã chia sẻ trên kênh CNN về việc Việt Nam đang trở thành ngôi sao kinh tế thời kỳ hậu chiến tranh như thế nào.
Theo ông Don Lam, tại một số cuộc gặp, có những nhà đầu tư vẫn hỏi rằng liệu chiến tranh vẫn còn tiếp diễn tại Việt Nam hay không, trong khi thực tế chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nay. Từ đó, ông kỳ vọng Việt Nam cần quảng bá hình ảnh tốt hơn nữa.
“Việt Nam nên ở một đẳng cấp khác”
CEO VinaCapital cho rằng, Việt Nam giờ đây là quốc gia đang phát triển, là “con hổ mới” (new tiger) của khu vực Đông Á, dựa trên tăng trưởng kinh tế, như tăng trưởng GDP đạt 6 - 7% mỗi năm.
Đồng thời, Việt Nam cũng sở hữu 100 triệu dân và đang dịch chuyển nhanh chóng từ sản xuất dệt may, điện tử chi phí thấp, chuyển sang tăng giá trị trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Không chỉ tham gia sản xuất hàng may mặc, Việt Nam cũng tiến lên chuỗi giá trị hàng may mặc, hiện đang là cứ điểm sản xuất cho nhiều thương hiệu ở phân khúc cao cấp nhất.
Hiện nay, một phần ba xuất khẩu vẫn là điện tử và bán dẫn, với Samsung là công ty dẫn đầu. Ông lớn Hàn Quốc này đã chọn Việt Nam làm “đại bản doanh”. Sản lượng sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Việt Nam hiện chiếm trên 50% sản lượng của Samsung trên toàn cầu.
Mặt khác, Việt Nam cũng nâng cấp quan hệ đối tác thương mại chiến lược với Mỹ. Theo ông Don Lam, một lý do Mỹ và Việt Nam đạt được thỏa thuận là xu hướng các nhà sản xuất tính toán đến việc dịch chuyển đến Việt Nam.
GDP Việt Nam quý I bất ngờ cao kỷ lục
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, CEO VinaCapital nhận định Việt Nam là bên hưởng lợi khi các nhà sản xuất đang chuyển dịch sản xuất theo chính sách Trung Quốc +1. Theo đó, họ đang đưa nhà máy sang Việt Nam để có thể sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu ra toàn cầu.
Về rủi ro từ tham nhũng, ông Don Lam nhìn nhận trong ngắn hạn là có. Tuy nhiên, về trung dài hạn, Việt Nam đang nỗ lực làm trong sạch bộ máy, áp dụng quyết liệt các biện pháp ngặn chặn tình trạng này. Do đó, theo ông, các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam cho chiến lược trung và dài hạn sẽ tốt hơn.
Thảo luận