Bộ tin rằng tính trung lập của đất nước vẫn là "vĩnh viễn" và hội nghị hòa bình được tổ chức theo yêu cầu của Kiev sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng trung lập của Thụy Sĩ.
“Trung lập không có nghĩa là thờ ơ. Quyền trung lập không cản trở sự đoàn kết và ủng hộ Ukraina”, - Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ bày tỏ quan điểm.
Ngược lại, cơ quan này lưu ý rằng một hội nghị thượng đỉnh hòa bình sẽ không những không giúp giải quyết xung đột ở Ukraina mà còn cho cả thế giới thấy rằng Thụy Sĩ “trung lập” trên thực tế đang ngày càng đi theo lợi ích của Tây Âu.
Daniel Walker, cựu đại sứ Thụy Sĩ tại Australia, Singapore và Kuwait, nói với các phóng viên: “Hội nghị hòa bình này sẽ nhằm mục đích củng cố vị thế của Ukraina chứ không nhằm tìm cách đạt được hòa bình ngay lập tức”.
Thụy Sĩ sẽ tổ chức một hội nghị về Ukraina vào ngày 15-16/6 gần thành phố Lucerne. Nga sẽ không tham dự sự kiện này. Khoảng 160 quốc gia đã được mời tham dự cuộc họp.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.