Đại biểu lo CSGT sẽ phạt rất triệt để nếu được giữ lại 70% tiền phạt

Chính phủ đề xuất cho Bộ Công an được trích một phần từ khoản tiền xử phạt vi phạm giao thông, nhưng nhiều ĐBQH lo ngại, CSGT sẽ “phạt rất triệt để” nếu được trích 70% tiền phạt.
Sputnik
Đối với việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn, cơ quan thẩm tra cho biết đa phần các ý kiến đồng ý cấm, tuy nhiên, cũng có ĐBQH cho rằng, cần quy định ngưỡng nồng độ cồn cho phép.

Đề xuất CSGT được trích một phần tiền phạt vi phạm giao thông

Chiều 22/5, Quốc hội thảo luận về các nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, mới đây, Chính phủ có đề xuất bổ sung vào dự thảo quy định Bộ Công an được trích một phần tiền xử phạt vi phạm giao thông (sau khi đã nộp vào ngân sách Nhà nước) để phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Đối với vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm, hàng năm Bộ Công an đã được Quốc hội phân bổ ngân sách theo dự toán chi từ nguồn tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ.
Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, đồng thời, tham khảo quy định tương tự lại luật Thanh tra năm 2022 (lực lượng thanh tra được trích một phần tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bổ sung theo như đề xuất của Chính phủ.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sẽ điều hành Bộ Công an
Cụ thể, dự thảo luật quy định trích một phần khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước để phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, hiện đại hóa lực lượng CSGT.
Trước đó, tại dự thảo luật trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3/2024, Chính phủ đề xuất quy định lực lượng CSGT được trích 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước và không thấp hơn 30% khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách trung ương.
Tuy vậy, tại dự thảo trình hội nghị ĐBQH chuyên trách nội dung này đã được bỏ đi. Dự thảo cũng chỉ nêu việc huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ của các lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị bổ sung lại.

Không đồng tình

Phát biểu tại hội trưởng, bà Nguyễn Thị Yến Nhi, Phó Chủ tịch Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre, bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất này.
Theo bà Nhi, công tác xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đều phải tuân thủ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
“Tại sao lĩnh vực này lại có quy định riêng để trích phần trăm tiền xử phạt?”, nữ ĐBQH đặt vấn đề.
Hoa hậu Trí tuệ nói chồng đang họp ở Tỉnh uỷ khi bị CSGT lập biên bản
Việc đưa quy định trích một phần khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đương bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, hiện đại hóa lực lượng CSGT là “thật sự chưa hợp lý”.
Bà Nhi đồng tình với việc cần tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa cho cảnh sát giao thông, nhưng nhiều ngành lĩnh vực khác như môi trường, tài nguyên, quản lý thị trường cũng rất phức tạp, xảy ra nhiều hành vi vi phạm không riêng gì lĩnh vực giao thông.
“Quy định như vậy cũng vô tình làm cho lực lượng cảnh sát giao thông bị những điều tiếng không hay”, bà Yến Nhi thẳng thắn.
Phó Chủ tịch Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre nhấn mạnh, việc đưa ra quy định trích phần trăm tiền xử phạt vi phạm hành chính, một mặt làm cho không thống nhất với chính sách, quy định chung và các luật có liên quan như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Ngân sách nhà nước…
“Đề nghị không quy định trích một phần khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước trong dự thảo Luật, mà vấn đề này thực hiện theo Luật Ngân sách”, bà Nguyễn Thị Yến Nhi nói.
Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, ông đồng tình về đề xuất trích lại tiền cho CSGT vì lực lượng này “làm việc rất cực khổ”, việc trích lại để bồi dưỡng, trang bị cho CSGT là cần thiết nhưng cần có quy định ngưỡng cụ thể là trích lại bao nhiêu phần trăm.
Bị bắt nồng độ cồn, người đàn ông đốt luôn xe máy trên xe tải của cảnh sát
“Nếu trích lại 70% cho CSGT là rất nhạy cảm, chuyện này tôi nghĩ không nên”, ông Hòa nói và cho rằng, trích cao như thế thì CSGT sẽ phạt rất triệt để được hưởng lợi, được chế độ.
Do đó, theo vị ĐBQH, phải quy định cụ thể, không thể nói chung chung, trích lại một phần là bao nhiêu, 50%, 70% hay 90%...
ĐBQH Nguyễn Quốc Hận, đoàn Cà Mau, nhìn nhận, việc xuất trích một phần từ khoản tiền xử phạt vi phạm giao thông để tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa lực lượng CSGT hiện còn nhiều ý kiến khác nhau.
Do đó, ĐBQH đề nghị cần xin ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua.

Trừ điểm GPLX là nhân văn

Đối với đề xuất về trừ điểm Giấy phép lái xe (GPLX/bằng lái), tại Điều 58, dự thảo Luật quy định người lái xe vi phạm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi có thể bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Trường hợp bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ (không phải kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe) và khi có kết quả đạt yêu cầu, sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) thì quy định mới này vừa mang tính nhân văn, vừa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 58 quy định, khi giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người được cấp GPLX phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trậ tự an toàn giao thông đường bộ do Lực lượng CSGT tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Ai đồn CSGT dẫn đường cho Quyền Bí thư Lâm Đồng Nguyễn Thái Học?
Theo nữ đại biểu, việc này nên giao cho Bộ Giao thông Vận tải. Vì theo khoản 8 Điều 60, khoản 7 Điều 61 của dự thảo luật, Bộ Giao thông Vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình, quy trình đào tạo lái xe và sát hạch để cấp Giấy phép lái xe.
“Việc kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nên giao Bộ Giao thông Vận tải quy định”, theo bà Yến Nhi.
Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cũng cho hay, việc bổ sung quy định trừ điểm GPLX là một biện pháp quản lý văn minh, hiện đại.
Từ đó, tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của lái xe.
Chính phủ cho biết, mỗi năm, có khoảng 500.000 giấy phép lái xe bị tước có thời hạn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc tước giấy phép lái xe đang được thực hiện thủ công, nhiều người vi phạm bỏ giấy phép lái xe không đến lấy, tồn đọng GPLX tại cơ quan xử phạt, dẫn đến lãng phí, tăng chi phí, nguồn lực quản lý nhưng vẫn chưa quản lý được tốt quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe.
“Việc trừ điểm giấy phép lái xe tiến tới hạn chế áp dụng biện pháp xử phạt hành chính bổ sung là tước giấy phép lái xe như hiện nay mang tính nhân văn hơn”, theo đánh giá của Cơ quan thẩm tra.
Vụ tham nhũng nhiều bị can nhất Thanh Hoá: Bắt cựu sếp Văn phòng Đăng ký đất đai Sầm Sơn

Tranh luận khác nhau về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Ngoài các vấn đề trên, còn một vấn đề rất lớn được nhiều đại biểu quan tâm đó là quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe.
Ở báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đa số các ý kiến nhất trí với dự thảo luật về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của mỗi phương án, xin ý kiến đại biểu chuyên trách và các đoàn, cơ quan của Quốc hội thì “hầu hết đều nhất trí với dự thảo luật” và “hầu hết các ý kiến đều hướng đến việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ cho giống nói”.
Tuy nhiên, có ĐBQH đặt câu hỏi liệu quy định như trong dự thảo đã thật sự chặt chẽ hay chưa, liệu có thể có trường hợp bị xử lý oan khi có người trong máu, hoặc trong hơi thở đã có nồng độ cồn nội sinh chứ chưa cần phải sử dụng đến rượu bia hay đồ uống có cồn.
Nêu ý kiến về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho hay, hiện nay, trên thế giới chỉ có 23 quốc gia cấm tuyệt đối, nhiều nước xung quanh vẫn cho phép lái xe trong ngưỡng nồng độ cồn cho phép.
Ông Hòa nhấn mạnh, 90% tai nạn giao thông xảy ra là do ý thức, nhận thức của người tham gia giao thông chứ không phải do uống rượu bia, say xỉn, lái xe mới không làm chủ được, còn có hơi chút xíu thì làm gì mà không làm chủ được.
“Đa phần người dân ở nông thôn đều chạy bằng xe máy, họ làm gì có tiền đi xe dịch vụ”, ĐBQH Phạm Văn Hòa đề nghị nên cho phép có ngưỡng nào đó với lái xe máy theo quy định của luật năm 2008 là phù hợp, còn cấm tuyệt đối thì quá cứng nhắc.
Thảo luận