Thêm lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Việt-Trung

HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 27/5, tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), hai bên đã tổ chức lễ công bố mở chính thức thêm các lối thông quan và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa mới.
Sputnik
Cụ thể, các lối thông quan mới được đưa vào hoạt động gồm khu vực mốc 1088/3 - 1089 và mốc 1090 - 1091 thuộc lối Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc); khu vực mốc 1104 - 1105 thuộc lối Cốc Nam (Việt Nam) - Lũng Nghịu (Trung Quốc).
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên nhấn mạnh đây là sự kiện kinh tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, thương mại giữa hai nước. Ông mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để các lối thông quan, đường vận chuyển hàng hóa mới được hưởng đầy đủ tính chất của cửa khẩu quốc tế.
Không có chuyện nông sản Việt Nam ùn tắc tại cửa khẩu do kiểm dịch
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn tin tưởng với sự đồng thuận, hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, vị thế, vai trò của cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ngày càng được nâng cao, phát triển mạnh mẽ.
Ông Miêu Khánh Vượng, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nhấn mạnh việc mở rộng các lối thông quan thể hiện quan hệ láng giềng hữu nghị ngày càng phát triển giữa hai bên. Đây là sự kiện kinh tế quan trọng của Quảng Tây và Lạng Sơn.
Tại lễ công bố, lực lượng chức năng hai bên đã tiến hành làm thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân qua lối Tân Thanh - Pò Chài.
Cao Bằng có cửa khẩu đầu tiên khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh sau Covid-19
Trong những năm qua, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều qua các cặp cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra thuận lợi và sôi động.
Cụ thể, tổng kim ngạch các loại hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2023 đạt trên 52 tỷ USD, tăng hơn 85% so với năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2024 đã đạt trên 22 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Thảo luận